[VTV] Thay đổi mô hình đầu tư vốn nhà nước

Việc SCIC thay mặt Chính phủ đầu tư vào VNA đã góp phần bổ sung nguồn vốn ổn định phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu tổng thể và hạn chế các tác động, ảnh hưởng của đại dịch.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phóng sự phát sóng trong chương trình Thời sự 19h:

Trước dự báo của các tổ chức trong nước và quốc tế về hoạt động vận tải hàng không năm 2022, VNA đã xây dựng các kịch bản khác nhau để điều hành sản xuất kinh doanh, phát triển mạng bay và đội bay phù hợp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh vận tải hàng hóa để tăng doanh thu, thực hiện tái cơ cấu và cắt giảm chi phí để cải thiện các cân đối tài chính, nhanh chóng phục hồi và bứt phá giai đoạn hậu Covid-19, qua đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Trước đó, trong quý 3/2021, VNA đã hoàn thành kế hoạch phát hành gần 800 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ và ký kết hợp đồng vay vốn 4.000 tỷ đồng với các ngân hàng thương mại. Nhờ được bổ sung nguồn vốn, VNA đã giải tỏa phần náo áp lực dòng tiền, cải thiện khả năng thanh toán, đồng thời có thêm cơ hội để vượt qua khó khăn và tạo đà phát triển trong tương lai.

Hiện tại, các cổ đông lớn nhất của VNA với tỷ lệ sở hữu tương ứng là Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (55,20%), Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC (31,14%) và Tập đoàn ANA (5,62%).

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.