[Vnexpress] Cơ hội và thách thức khi mở đường bay thẳng đến Mỹ

Chuyên gia hàng không quốc tế Nawal Taneja sẽ phân tích cơ hội kinh doanh của hãng hàng không trong nước khi mở đường bay thẳng từ Việt Nam đến Mỹ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tại tọa đàm “Hàng không Việt Nam: Cơ hội và thách thức” do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức ở Hà Nội ngày 11/12, ông Nawal Taneja sẽ đưa ra góc nhìn về việc khai thác đường bay thẳng đến Mỹ của các hãng hàng không Việt Nam, thách thức phải đối mặt khi mở đường bay mới.

Chuyên gia này đánh giá Việt Nam là quốc gia có ngành hàng không phát triển nhanh tại khu vực Nam Á, được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) phê chuẩn năng lực giám sát an toàn hàng không CAT 1. Khi một quốc gia có nhu cầu thiết lập đường bay thương mại vào Mỹ, điều kiện cần là phải đạt chuẩn an toàn này. Bên cạnh đó Bộ Giao thông vận tải Mỹ cũng đã đồng ý cho các hãng hàng không Việt Nam mở chuyến bay từ Hà Nội và TP HCM đến 5 thành phố gồm Dallas, Los Angeles, New York, San Francisco, Seattle.

Ông Nawal Taneja nhìn nhận đường bay có tiềm năng lớn, không chỉ đến từ nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không đến và đi từ Mỹ, nơi có hơn một triệu người Việt Nam sinh sống, mà còn du khách từ các quốc gia trên toàn thế giới. Cơ hội cho các hãng hàng không, cụ thể là Vietnam Airlines, mở đường bay tới Mỹ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bay thẳng hay bay một điểm dừng, thỏa thuận liên danh (codeshare) với một hãng hàng không Mỹ, tốc độ mở rộng năng lực phục vụ hành khách tại các sân bay Việt Nam.

Những yếu tố khác được chiến lược gia hàng không nhắc tới là việc Vietnam Airlines có thể phát triển thương hiệu hiệu quả như thế nào tại thị trường Mỹ, thực hiện những chiến lược gì để có thể hòa vốn với tốc độ nhanh chóng.

Chuyên gia hàng không quốc tế Nawal Taneja. 

Nawal Taneja là cố vấn cho nhiều hãng hàng không lớn tại Mỹ, châu Âu và các nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới. Với 50 năm kinh nghiệm, ông đã tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành hàng không về xu hướng thay đổi trong phân khúc khách hàng, kỳ vọng của khách hàng, các công nghệ và công cụ phân tích mới xuất hiện, các hình thái vận chuyển mới, mạng xã hội, các kênh phân phối…

Trong lĩnh vực giảng dạy, ông là Phó giáo sư tham gia công tác tại nhiều khoa khác nhau thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, có vai trò Giáo sư sau đó là Chủ nhiệm khoa Hàng không và Chủ nhiệm khoa Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ tại Đại học bang Ohio.

Ngoài ra ông tham gia cố vấn cho các cơ quan hàng không dân dụng, tài chính, kinh tế và du lịch ở nhiều quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, bao gồm cả vai trò của chính phủ trong việc tạo điều kiện phát triển ngành hàng không để thúc đẩy du lịch và tăng trưởng kinh tế.

Hiện ông là thành viên Hiệp hội Hàng không Hoàng Gia Anh. Tạp chí hàng không Airline Business đã từng ghi nhận ông là một trong 26 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất lĩnh vực hàng không trong suốt 25 năm qua.

Với tư cách là một người viết sách, Nawal Taneja đã cho ra mắt 12 cuốn sách nổi tiếng về ngành hàng không. Trong đó, 3 cuốn gần nhất là Re-platforming the airline business to meet travelers total mobility needs (Tái lập nền tảng kinh doanh hàng không đáp ứng nhu cầu khách du lịch) xuất bản năm 2019, “21st century airlines – connecting the dots” (Hàng không thế kỷ 21 – Kết nối điểm tới điểm) xuất bản năm 2018 và cuốn Airline industry – poised for disruptive innovation? (Công nghiệp hàng không sẵn sàng cho cuộc cách mạng mang tính đột phá) xuất bản năm 2016.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.