[VHAT] Văn hoá chính trực thể hiện qua các hoạt động của VNA như thế nào?

Văn hóa chính trực trong VNA đang thể hiện rõ ở việc các báo cáo an toàn qua AQD ngày càng nhiều. Điều đó phản ánh, nhân viên tuyến trước là đội ngũ Phi công, Tiêp viên, Thợ máy, nhân viên phục vụ hành khách… đang ngày càng có sự tin tưởng vào các cấp lãnh đạo của TCT. Qua các báo cáo đó các vấn đề liên quan đến an toàn được chia sẻ, bình giảng, rút kinh nghiệm. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Văn hóa Chính trực là nền tảng và giá trị cốt lõi của VHAT

Tại hội thảo Văn hóa An toàn ở Đà Nẵng năm 2018, Lãnh đạo TCT đã trình bày về Văn hóa chính trực, nêu cao tầm quan trọng của Văn hóa chính trực trong VHAT của một tổ chức, đặc biệt là an toàn của ngành hàng không. 

Tiếp đó, Bộ định nghĩa hành vi và hướng dẫn sử dụng Văn Hóa Chính trực đã được xây dựng và UBAT TCT phê chuẩn ban hành vào năm 2019.

alt text
Bộ định nghĩa hành vi và hướng dẫn sử dụng Văn Hóa Chính trực đã được xây dựng và UBAT TCT phê chuẩn ban hành vào năm 2019. (Ảnh: SQD).

Phát triển Văn hóa Chính trực là nền tảng và giá trị cốt lõi của VHAT. VNA triển khai xây dựng và ap dụng trong toàn hệ thống Bộ định nghĩa và hướng dẫn thực hiện Văn hóa Chính trực để đảm bảo sự chính trực trong xử lý các lỗi vi phạm an toàn. 

Nhằm phổ biến tới toàn thể CBNV các thông tin an toàn, VNA đã triển hai ứng dụng website VHAT, địa chỉ; http://vhat.vietnamairlines.com. Các nội dung nêu tại website bao gồm, các thông tin hoạt động của UBAT, các tổ SAGs, Bản tin an toàn và các thông tin hội thảo VHAT. Hơn nữa, các khóa học trực tuyến về an toàn cũng được đăng tải trên website để các thành viên VNA nghiên cứu học tập bất cứ lúc nào.

Ngày 31/10/2020, Hội thảo văn hóa an toàn diễn ra ở Cam Ranh khẳng định VNA đã đạt được mức chủ động (Proactive) và bắt đầu triển khai định hướng, lộ trình xây dựng VHAT của TCT đạt mức tiên tiến (Generative) vào năm 2025.

Văn hóa chính trực trong VNA đang thể hiện rõ ở việc các báo cáo an toàn qua AQD ngày càng nhiều. Điều đó phản ánh, nhân viên tuyến trước là đội ngũ Phi công, Tiêp viên, Thợ máy, nhân viên phục vụ hành khách… đang ngày càng có sự tin tưởng vào các cấp lãnh đạo của TCT. Qua các báo cáo đó các vấn đề liên quan đến an toàn được chia sẻ, bình giảng, rút kinh nghiệm. 

Lỗi của hệ thống thì sẽ được chỉnh sửa, lấy yếu tố con người làm trung tâm, tạo điều kiện, trang bị thêm cơ sở vật chất cho nhân viên làm việc được thuận lợi, không gây ra rủi ro an toàn. Lỗi của cá nhân thì huấn luyện, đào tạo lại, nâng cao nhận thức về rủi ro an toàn cho họ. Những báo cáo an toàn tích cực có lợi cho TCT sẽ được khen thưởng xứng đáng. 

Văn hóa chính trực của VNA còn được thể hiện qua hoạt động đánh giá nội bộ trong toàn TCT. Kết quả của các cuộc đánh giá luôn được bảo mật và với những cá nhân bị đánh giá có những điểm không phù hợp thì cũng không bị trừng phạt. Bởi vì đây là những cuộc đánh giá hệ thống, tìm những điểm không phù hợp, đánh giá những rủi ro để cải thiện hệ thống để không gây ra rủi ro an toàn.

alt text
Với VNA, An toàn là số 1. (Ảnh: SQD).

Văn hóa chính trực được xây dựng vững chắc tại VNA

Trong bài viết này, xin nêu một ví dụ điển hình về hành vi an toàn tích cực, đem đến lợi ích an toàn trong công việc cho người lao động. Hành vi chính trực làm vì hệ thống của người lao động đã được khen thưởng kịp thời.

Trong quá trình bảo dưỡng tàu bay trước chuyến bay, giữa hai chuyến bay, nhân viên kỹ thuật luôn phải tuân thủ danh mục công việc kiểm tra (ví dụ: A321 PREFLIGHT CHECK AND TRANSIT CHECK PROCEDURE). 

Để hỗ trợ nhân viên kỹ thuật, nhóm nghiên cứu của Trung tâm bảo dưỡng ngoại trường Hồ Chí Minh, thuộc Công ty VAECO đã phát triển, xây dựng được 01 ứng dụng ( application) trên điện thoại thông minh. Ứng dụng này đã hỗ trợ tích cực cho nhân viên kỹ thuật không phải sử dụng các bản giấy bất tiện và đôi lúc làm theo trí nhớ. Ứng dụng này còn giải quyết hiệu quả khuyến cáo an toàn của Cục Hàng Không Việt Nam đưa ra khi kiểm tra hoạt động bảo dưỡng ngoại trường năm 2018 vừa qua.

Văn hóa chính trực còn được thể hiện rõ trong hoạt động khai thác của TCT, qua những hành vi an toàn của đội ngũ Tiếp viên, Phi công trên chuyến bay khi họ nắm vững quy trình an toàn, nhận thức và thái độ về hành vi an toàn của họ rất tốt nên họ đã đưa ra quyết định kịp thời để không gây ra rủi ro an toàn.

Sự việc xảy ra trên chuyến bay VN7248, ngày 8/2/2021, chặng bay SGN – THD, do máy bay về muộn nên quy trình nhận tàu, kiểm tra an toàn an ninh, họp với tổ lái đang diễn ra thì  hành khách đã được nhân viên mặt đất cho lên tàu. Do tổ Tiếp viên chưa kiểm tra an ninh để chắc chắn không có vật thể lạ trên tàu, TVT và Cơ trưởng đã đề nghị nhân viên mặt đất cho khách xuống lại máy bay và tiến hành kiểm tra an ninh trong cabin cho dù gây ra sự bất tiện cho hành khách và chuyến bay khởi hành chậm hơn so với giờ dự định.

Vấn đề này đã được phản ánh qua báo cáo của Tiếp viên trưởng và đã được đưa ra bình giảng rút kinh nghiệm ở Đoàn tiếp viên. 

alt text
Văn hóa chính trực trong VNA đang thể hiện rõ ở việc các báo cáo an toàn qua AQD ngày càng nhiều. (Ảnh: SQD).

Hàng tháng, hàng quý, Phòng ATCL của Đoàn Bay và Đoàn Tiếp Viên đều tổ chức các cuộc bình giảng rút kinh nghiệm những vụ việc mất an toàn vừa xảy ra. Những cuộc bình giảng đó đều được chia sẻ rộng rãi trong cơ quan đơn vị, nhờ đó mà toàn bộ nhân viên đều có thể học hỏi, tránh những rủi ro an toàn khi làm việc. Nhờ Văn hóa chính trực trong TCT được xây dựng vững chắc nên người lao động yên tâm làm việc trong môi trường tin tưởng và có niềm tin vào sự phát triển mạnh mẽ của TCT.

alt text
Hàng tháng, hàng quý, Phòng ATCL của Đoàn Bay và Đoàn Tiếp Viên đều tổ chức các cuộc bình giảng rút kinh nghiệm những vụ việc mất an toàn vừa xảy ra. (Ảnh: SQD).

Trong suốt hơn 26 năm thành lập và phát triển, VNA đã không ngừng nỗ lực xây dựng VHAT hàng không với việc xác định đây là một quá trình kiên trì mỗi ngày, kết hợp cùng nhiều biện pháp để có được sự thay đổi nhận thức, quan niệm và hành động của mỗi cá nhân.

Lãnh đạo VNA đã, đang và sẽ tiếp tục hành động nhằm tạo ra một môi trường tin tưởng khuyến khích nhân viên tuyến trước cung cấp thông tin liên quan đến an toàn. Mục tiêu của các nhà quản lý là cải thiện an toàn và sản xuất. 

Mọi sự việc liên quan đến an toàn, đặc biệt là lỗi cá nhân hay hệ thống, đầu tiên phải là cơ hội quý giá để học hỏi và hoàn thiện quy trình hoạt động thông qua quá trình phản hồi và phân tích sự việc. Mọi nhân viên đều chịu trách nhiệm về hành động của mình, và bù lại họ sẽ được đảm bảo đối xử công bằng, chính trực sau mỗi sự việc hay sự cố.

Đoàn Thị Châu Loan-SQD

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.