(Các thông tin mới nhất sẽ tiếp tục được cập nhật tại bản tin này)
Việt Nam
Vietnam Airlines đã chủ động triển khai mở lại các tuyến bay nội địa đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. (Ảnh: Hoàng Anh/Vietnam+)
Vietnam Airlines đương đầu và ”vượt bão” dịch COVID-19 thế nào?
Vietnam Airlines đã chủ động triển khai mở lại các tuyến bay nội địa đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không của đất nước với vai trò “đi trước mở đường”.
Với việc các hãng bay trong nước và thế giới đối mặt với những thách thức mang tính sống còn trong giai đoạn dịch COVID-19, Vietnam Airlines đã, đang và sẽ áp dụng nhiều giải pháp mạnh mẽ mang tính đột phá nhằm vượt cơn bão khủng hoảng.
Cụ thể, hãng đã chuyển đổi tàu bay khách thành tàu chở hàng; tái cơ cấu lao động; điều chỉnh thu nhập; cắt toàn bộ các khoản chi chưa thực sự cấp bách; giãn hoãn các khoản chi có thể; đàm phán để giảm đơn giá, giảm giá đối với các hợp đồng đã ký kết…
Hàng không chật vật vượt khó sau đại dịch. (Ảnh: VNA)
Hàng không sau dịch COVID-19: Khoảng 70-80% đội tàu bay vẫn đang nằm đất
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam – ông Đinh Việt Thắng – cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn tất cả quốc gia, nền kinh tế thế giới, trong đó có ngành hàng không.
Theo ước đoán của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), thiệt hại hàng không toàn cầu đã lên tới 200 tỉ USD.
Cũng theo ông Đinh Việt Thắng, hàng không Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch COVID-19 khi chỉ khai thác 1-2% đội bay. Hiện, hàng không Việt Nam mới chỉ khôi phục được một phần, còn khoảng 70%-80% đội tàu bay (250 chiếc) vẫn đang nằm đất.
Đại diện Cục Hàng không cho rằng, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông – Vận tải về công tác phòng chống dịch, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways không chỉ thực hiện dừng bay, giãn cách ghế ngồi hành khách, các biện pháp phòng ngừa y tế mà còn tích cực tham gia nhiệm vụ vận chuyển đồng bào từ nước ngoài về nước, vận chuyển hàng cứu trợ, trang thiết bị vật phẩm y tế phòng chống dịch.
Nga
Nga hôm 7/5 ghi nhận thêm 11.231 ca nhiễm, lên tổng số 177.160 ca. (Ảnh: Reuters)
Covid-19: Nga ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục, vượt Pháp và Đức
Nga ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục hôm 7-5, trở thành quốc gia có số ca nhiễm nhiều thứ 5 thế giới.
Với 11.231 ca nhiễm mới sau 24 giờ, Nga ghi nhận tổng cộng 177.160 ca. Trong khi đó, số ca tử vong cũng tăng thêm 88 ca, lên tổng số 1.625 ca. Hơn 50% số ca nhiễm và tử vong đến từ thủ đô Moscow, tâm dịch của Nga.
Tuy nhiên, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin khẳng định nghiên cứu cho thấy số ca nhiễm thực tế ở thành phố này là khoảng 300.000 ca, tức cao gấp 3 lần số liệu chính thức nêu trên. Cũng theo ông Sobyanin, số ca nhiễm tăng mạnh thời gian gần đây đến từ việc giới chức tiến hành gấp đôi số lượng xét nghiệm tại Moscow. Theo số liệu chính thức, Nga đã tiến hành 4,8 triệu xét nghiệm Covid-19 trên toàn quốc.
Mỹ
Nhiều nghiên cứu nhỏ đã cung cấp lý do để chúng ta có thể hi vọng rằng người đã từng mắc COVID-19 sẽ có được mức độ miễn dịch nào đó trước virus corona. (Ảnh: AFP)
Kết quả nghiên cứu mới: Người mắc COVID-19 già hay trẻ đều tạo ra kháng thể
Một nghiên cứu mới tại Trường Y Icahn, Mỹ mang đến hi vọng cho cuộc chiến chống lại virus corona: gần như tất cả những người mắc COVID-19, bất kể tuổi tác, giới tính hay mức độ nghiêm trọng của bệnh tình, đều tạo ra kháng thể chống virus này.
Nghiên cứu, đăng tải trực tuyến hôm 5/5 nhưng đã được các chuyên gia phản biện, cũng chỉ ra rằng bất cứ ai đã hồi phục sau khi nhiễm virus corona có thể an toàn trở lại làm việc dù không rõ sự bảo vệ này kéo dài trong bao lâu.
“Đây là tin tức tốt lành”, bà Angela Rasmussen, nhà virus học tại ĐH Columbia ở New York và không liên quan đến nghiên cứu trên, nói với báo New York Times ngày 7/5.
Kháng thể là các phân tử miễn dịch được cơ thể sản xuất ra để chống lại các mầm bệnh. Sự hiện diện của kháng thể trong máu có nghĩa là cơ thể được bảo vệ ở một mức độ nào đó trước mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Khẩu trang N95 tại phòng thí nghiệm của công ty sản xuất khẩu trang 3M. (Ảnh: Reuters)
Covid-19: Hàng chục công ty khẩu trang Trung Quốc bị Mỹ “trảm” thẳng tay
Một cơ quan chính phủ Mỹ rút giấy phép nhập khẩu đối với hàng chục công ty sản xuất khẩu trang Trung Quốc vì không đạt tiêu chuẩn trong bối cảnh dịch Covid-19 cướp đi hơn 76.000 sinh mạng ở Mỹ.
Theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) hôm 8/5, sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phát hiện nhiều khẩu trang N95 sản xuất tại Trung Quốc không lọc được 95% hạt bụi siêu nhỏ như tiêu chuẩn đề ra đối với sản phẩm này, số công ty được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ giảm từ 86 xuống còn 14.
Theo thông báo của FDA, cơ quan này đang tăng cường giám sát và lấy mẫu tất cả khẩu trang nhập khẩu từ Trung Quốc. Toàn bộ lô khẩu trang được đưa từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên và được kiểm tra để xác định liệu chúng có thể đáp ứng tiêu chuẩn lọc 95% hạt bụi hay không.
Hàn Quốc
Nới lỏng giãn cách, Hàn Quốc tăng ca bệnh mới
Hàn Quốc hôm nay 8/5 ghi nhận thêm 12 ca bệnh COVID-19 mới, hầu hết là nhập khẩu, nâng tổng số ca bệnh của nước này lên 10.822 trong bối cảnh vừa bắt đầu nới giãn cách.
Hãng tin Yonhap dẫn số liệu công bố của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) cho biết trong số 12 ca mới có 11 ca nhập khẩu.
Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong hơn 5 ngày số ca bệnh mới tăng theo ngày của Hàn Quốc vượt qua 10 người.
Số ca bệnh COVID-19 nhập khẩu tiếp tục tăng nhiều hơn số ca lây nhiễm trong cộng đồng khi người Hàn Quốc từ nước ngoài hồi hương trong đại dịch.
Thế giới
Tổng số ca nhiễm/tử vong trong toàn thế giới
(Đồ họa: Ngọc Thành – Tuổi trẻ)
Nguyen Xuan Nghia – COMM