ACV lãi nhất lịch sử, rót gần 13.000 tỷ đồng cho sân bay Long Thành
Theo báo cáo tài chính tổng hợp quý IV/2024, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) ghi nhận 5.721 tỷ đồng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng 14% so với quý IV/2023.
Trong đó, 4.765 tỷ đồng là doanh thu từ cung cấp các dịch vụ hàng không (dịch vụ cất, hạ cánh, phục vụ mặt đất, hành khách) và 754,6 tỷ đồng doanh thu từ các dịch vụ như cho thuê mặt bằng, hạ tầng cảng hàng không, quảng cáo, doanh thu phục vụ khách VIP…
Doanh thu hoạt động tài chính tiếp tục đóng góp vào tổng doanh thu với 910 tỷ đồng, tăng 37% do phát sinh lãi chênh lệch tỉ giá cuối kỳ. Chi phí tài chính giảm 45% do giảm chi phí lãi vay.
Một số chi phí khác có biến động trong kỳ như chi phí bán hàng tăng 25% lên 105,8 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 86% còn 191 tỷ đồng do hoàn nhập khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Trừ đi tất cả chi phí, ACV báo lãi 3.088 tỷ đồng trong quý IV/2024, gấp đôi so với quý IV/2023.
Luỹ kế cả năm 2024, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần đạt 22.555 tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 11.576 tỷ đồng, tăng mạnh 36,7%. Đây cũng là lần đầu ACV báo lãi ròng vượt 10.000 tỷ và ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi hoạt động.
Với kết quả này, đại gia sân bay đã vượt 11% kế hoạch doanh thu và vượt 53% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Bức tranh kinh doanh tươi sáng của ACV đến từ sự gia tăng mạnh mẽ của khách quốc tế. Cụ thể, tổng lượng hành khách đạt 109 triệu lượt, trong đó lượng khách quốc tế qua các cảng hàng không đạt 41 triệu lượt, tăng 26% so với năm 2023. Đáng chú ý, khối lượng hàng hóa bưu kiện đạt 1.505 triệu tấn, tăng 19% so với năm trước và vượt 10% kế hoạch.
Tàu bay dạng khí cầu lớn nhất Trung Quốc sắp hoạt động
AS700, tàu bay dạng khí cầu lớn nhất Trung Quốc từng phát triển, dự kiến hoạt động thương mại trong năm nay, chở được tối đa 9 hành khách.
Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) cho biết đã nhận được đơn đặt hàng chắc chắn cho 23 chiếc AS700 và đơn đặt hàng tạm cho 164 chiếc khác.
Zhang bổ sung rằng các chương trình đào tạo phi công cho tàu bay khí cầu sẽ sớm bắt đầu. “Có rất ít phi công ở Trung Quốc từng lái tàu bay khí cầu vì gần như không có hoạt động tàu bay khí cầu có người lái nào trong nước”, ông nói.
Hoạt động thương mại của tàu bay khí cầu có người lái không phát triển tại Trung Quốc do các yếu tố như không gian độ cao thấp bị kiểm soát chặt và nhu cầu thị trường hạn chế. Tình hình bắt đầu thay đổi trong những năm gần đây khi chính phủ Trung Quốc tìm cách khai thác tiềm năng thị trường của không gian độ cao thấp.
AS700 bắt đầu được phát triển vào tháng 8/2018 nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan trên không. Trang bị động cơ piston, tàu bay này có trọng lượng cất cánh tối đa 4,15 tấn, tốc độ tối đa 100 km/h và có thể bay cao tối đa 3,1 km. Nó có thể chở một phi công và 9 hành khách, phạm vi bay tối đa 700 km và duy trì trạng thái trên không trong 10 giờ.
Sau nhiều chuyến bay thử nghiệm, AS700 đã được cấp giấy chứng nhận loại từ Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc tháng 12/2023, trở thành tàu bay khí cầu có người lái đầu tiên ở Trung Quốc được chứng nhận trong nước. Ngoài du lịch, phương tiện này còn phù hợp cho nhiều ứng dụng dân sự khác như thăm dò khoáng sản, giám sát biển, tuần tra cảnh sát, vận chuyển hàng hóa và cứu hộ khẩn cấp.
Philippine Airlines sẽ mở đường bay Manila-Bắc Kinh