Top 5 xu hướng đang thúc đẩy các hãng hàng không

Khi nhu cầu đi lại bằng đường không sau thời kỳ đại dịch tiếp tục tăng, vậy các chuyến bay của các hãng hàng không trong kỷ nguyên tới sẽ như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cả hành khách và hãng hàng không phải đối mặt với thách thức chưa từng có. Từ nhiên liệu hàng không bền vững cho đến các chiến thuật giữ chân khách hàng đầy sáng tạo của hãng hàng không, cũng như nhu cầu bay công tác và nghỉ dưỡng luôn biến động. Việc đổi mới công nghệ back-end đang giúp các hãng hàng không chú trọng tới kỹ thuật số luôn dẫn đầu các xu hướng thúc đẩy ngành hàng không phát triển.

Các giải pháp mới cũng đang giúp những du khách ‘bị choáng ngợp’ định hướng việc di chuyển bằng đường không toàn cầu một cách dễ dàng.

1. Dự báo hoạt động khai thác dựa trên trí tuệ nhân tạo

Trong năm 2024, IATA dự đoán số lượng hành khách trong toàn ngành hàng không sẽ phục hồi về mức của năm 2019. Tuy nhiên, lịch bay có thể vẫn chưa phục hồi như cũ; do đó, các hãng hàng không sẽ cần những công cụ và phương thức làm việc mới để cập nhật thông tin cho hành khách nhằm tránh những hậu quả quá lớn do trễ chuyến.

Nhìn chung, hơn 75% sự trễ chuyến liên quan đến thời tiết và khí hậu, thậm chí một số hành khách bắt đầu thay đổi điểm đến du lịch để tránh những nơi có nhiệt độ khắc nghiệt. Ủy ban Châu Âu dự báo: nhiệt độ cao hơn sau này sẽ khiến khách du lịch di chuyển đến những vùng có khí hậu lạnh hơn ở Bắc Âu để nghỉ hè, thay vì Địa Trung Hải.

Sử dụng dữ liệu thời tiết trên toàn cầu, dữ liệu khai thác điều hành bay trước đó, dữ liệu trên mạng xã hội và dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán và thậm chí ngăn chặn tình trạng trễ và hủy chuyến bay do thời tiết, tăng sự hài lòng của khách hàng, nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên và giảm chi phí cho hãng hàng không.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành hàng không toàn cầu. (Ảnh: Sưu tầm)

2. Hành trình trải nghiệm nhân viên dựa trên ưu tiên kỹ thuật số

Ngành hàng không tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu lực lượng lao động và đã đến lúc các giải pháp công nghệ tiên tiến được sử dụng trong việc khai thác chuyến bay.

Theo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Lao động Hoa Kỳ, chỉ riêng ở Hoa Kỳ, ngành hàng không tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu phi công, thành viên phi hành đoàn, nhân viên kiểm soát không lưu và thợ cơ khí.

Trong khi nhiều hãng hàng không đang tăng cường tuyển dụng nhân viên mới và xem xét lại hành trình trải nghiệm của nhân viên một cách toàn diện, từ đào tạo kỹ thuật số đến nền tảng lập kế hoạch bay linh hoạt, sẽ thúc đẩy khả năng giữ chân nhân viên trong toàn ngành được lâu dài hơn.

Các hãng hàng không nên đánh giá hành trình trải nghiệm của nhân viên song song với hành trình của khách hàng để đảm bảo tương tác liền mạch – từ việc nhận hành lý thất lạc đến đặt lại chuyến bay, đảm bảo dữ liệu khách hàng được thu thập theo thời gian thực và cả 2 bên có thể truy cập thông tin bất cứ khi nào cần.

3. Chương trình khách bay thường xuyên dựa trên kết nối cảm xúc

Ngày nay, các chương trình khách bay thường xuyên dựa trên hành vi không đủ để lôi kéo hành khách đi tàu bay. Theo một cuộc khảo sát của OAG trong năm 2023, gần ½ hành khách thuộc thế hệ Millennials – những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến năm 1996 – đã thay đổi sự trung thành với hãng hàng không. Đồng thời, hơn 20 triệu khách bay thường xuyên của ngành hàng không Hoa Kỳ đã phải đối mặt với việc bị hạ cấp trạng thái trong năm 2023 do việc đi lại giảm liên quan đến Covid.

​Trong tình hình này, thành viên chương trình khách bay thường xuyên, những người bị thu hút bởi chiết khấu và sự tiện lợi của thẻ, sẵn sàng chuyển sang hãng hàng không nào cung cấp lựa chọn thuận tiện hoặc giá ưu đãi nhất. Mặc dù lạm phát không làm giảm nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, nhưng du khách vẫn đang tìm kiếm hãng hàng không có giá tốt nhất.

Ngược lại, các chương trình khách bay thường xuyên dựa trên kết nối cảm xúc của hãng hàng không thúc đẩy hành khách gắn bó với một hãng hàng không cụ thể, trở thành đại sứ hãng hàng không và đưa ra quyết định mua hàng dựa trên cảm xúc thay vì lý trí.

Vậy ngành hàng không có thể tạo ra sự thay đổi như thế nào? Các hãng hàng không có thể phân chia lại các chương trình khách bay thường xuyên dựa trên sở thích và giá trị của khách hàng, thay vì chỉ dựa vào tần suất mua vé. Hợp tác với các thương hiệu trong các ngành khác và tập trung dữ liệu khách hàng này sẽ giúp các hãng hàng không tạo ra phân khúc mới. Ví dụ: mối quan hệ đối tác giữa Starbucks và Delta sẽ cho phép khách bay thường xuyên đổi điểm Delta khi mua đồ uống trong thời gian giữa các chuyến bay.

4. Quy hoạch chuỗi cung ứng nhiên liệu hàng không bền vững

Khi các hãng hàng không thử nghiệm nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) để giảm phát thải khí nhà kính (GHG), những thách thức xung quanh việc sản xuất, cung và cầu SAF cũng như theo dõi lượng phát thải khí carbon đòi hỏi phải có các giải pháp đổi mới.

Các chuyên gia dự đoán rằng SAF sẽ chỉ chiếm 65% nhiên liệu hàng không vào năm 2050, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 100% của Hoa Kỳ. Để tiến gần đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0, các hãng hàng không sẽ cần tăng đầu tư đáng kể vào các công ty sản xuất, nhiên liệu cũng như nghiên cứu và phát triển.

5. Xây dựng lại phương thức kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu bay công tác

Kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch Covid-19, các hãng hàng không đều tự hỏi: khi nào việc đi công tác quốc tế sẽ trở lại mức bình thường? Các hãng hàng không đang tìm thấy một trạng thái bình thường mới khi xét đến nhu cầu giữa các khu vực.

Trong khi hiệp hội du lịch Hoa Kỳ dự đoán, nhu cầu bay nghỉ dưỡng sẽ chững lại vào năm 2024 sau khi bùng phát trở lại sau đại dịch, thì việc bay công tác sẽ vẫn chưa hồi phục cho đến năm 2025. Đã đến lúc các hãng hàng không phải thích ứng với kỷ nguyên mới của nhu cầu bay công tác – một kỷ nguyên còn nhạy cảm về giá hơn thế nữa, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng và công tác, cùng với nhu cầu không thể đoán trước. Vậy cách tốt nhất để thích nghi là gì?

Để bù đắp cho một năm nữa tăng trưởng chậm trong việc bay công tác, các hãng hàng không có thể đầu tư vào các dòng doanh thu mới, tập trung vào du lịch nghỉ dưỡng, nâng cao khả năng phân tích dữ liệu theo thời gian thực. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là việc bay công tác đang phục hồi nhanh hơn ở Trung Đông và Châu Phi, đây là một lý do nữa để các hãng hàng không theo dõi sát sao các con số và sẵn sàng thích nghi với những điều không thể đoán trước.

Ngọc Diệp-DX
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.