Họp cấp cao giữa ban lãnh đạo VNA và SCIC

Vừa qua, TCTHKVN và TCT Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đã tổ chức buổi họp cấp cao giữa ban lãnh đạo 2 đơn vị. Nội dung cuộc họp tập trung vào việc thảo luận, trao đổi về tình hình sản xuất kinh doanh và công tác tái cơ cấu tổng thể của VNA.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Toàn cảnh cuộc họp cấp cao giữa VNA và SCIC. (Ảnh: Thu Hà)

Tham dự buổi họp, về phía TCTHKVN có Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa, PTGĐ Lê Đức Cảnh và đại diện lãnh đạo các CQĐV. Về phía SCIC có ông Nguyễn Chí Thành – Chủ tịch HĐTV làm trưởng đoàn và lãnh đạo các cấp tham dự buổi họp.

Chủ tịch Đặng Ngọc Hòa phát biểu tại cuộc họp cấp cao giữa VNA và SCIC. (Ảnh: Thu Hà)

Mở đầu cuộc họp, Kế toán trưởng – Trưởng ban TCKT Trần Thanh Hiền đã trình bày về tình hình SXKD của VNA, tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp, xử lý các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Chí Thành – Chủ tịch HĐTV SCIC đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về công tác tái cơ cấu của VNA. (Ảnh: Thu Hà)

Theo đó, về hoạt động SXKD, đối với thị trường quốc tế, thị trường Châu Âu (ngoài Nga), Úc phục hồi và tăng trưởng tốt so với năm 2019. Tuy nhiên, các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Nhật bản, Hàn Quốc có mức độ phục hồi yếu, không đạt kỳ vọng do sức mua, nhu cầu của khách hàng suy giảm và suy thoái kinh tế.

Tại thị trường nội địa, mặc dù dịch bệnh được kiểm soát tốt trong nước nhưng các biện pháp kích cầu vẫn gặp khó khăn, dẫn đến sự chậm trễ trong việc cải thiện sức mua của người dân. Vấn đề về slot ở các sân bay nội địa vẫn là thách thức, đồng thời cơ sở hạ tầng cũng đang gặp vấn đề quá tải.

PTGĐ Lê Đức Cảnh phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Thu Hà)

Đối với triển vọng trong năm 2024, nhiều tổ chức hàng không và công ty tư vấn dự kiến đây sẽ là năm đánh dấu sự phục hồi tương đương năm 2019. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi sẽ không đồng đều ở các khu vực, đặc biệt là khu vực Châu Á – TBD và Đông Bắc Á sẽ phục hồi chậm hơn.

Với thị trường nội địa, các chuyên gia dự báo tăng trưởng khoảng 2%-3%/năm trong giai đoạn 2024-2025 dựa trên ảnh hưởng của kinh tế trong nước và thế giới. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức như suy giảm sức mua, lạm phát, giá nhiên liệu tăng cao và biến động của tỷ giá.

Kế toán trưởng – Trưởng ban TCKT Trần Thanh Hiền trình bày về tình hình SXKD của VNA, tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp, xử lý các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. (Ảnh: Thế Sơn)

Sau khi lắng nghe phần báo cáo của đại diện phía VNA, đại diện SCIC đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về công tác tái cơ cấu VNA. SCIC với vai trò cổ đông lớn sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ VNA trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, đồng thời có những chia sẻ, trao đổi về kinh nghiệm và các vấn đề pháp lý liên quan đến các giải pháp tăng vốn, thoái vốn… cũng như những định hướng tổng thể nhằm giải quyết các vướng mắc khó khăn của VNA.

Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch Đặng Ngọc Hòa đã gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo SCIC, VNA mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác, tư vấn, hỗ trợ từ phía SCIC nhằm thúc đẩy sự phục hồi và phát triển bền vững của Vietnam Airlines trong bối cảnh thị trường hàng không đang trải qua nhiều biến động và thách thức sau đại dịch Covid-19.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.