Vietnam Airlines có tiềm năng trở thành thương hiệu toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng và Giáo sư Nawal Taneja cùng cho rằng, Vietnam Airlines cần xây dựng thương hiệu dựa trên những yếu tố thuận lợi, tiềm năng sẵn có.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sáng 1/3, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng tiếp Giáo sư Nawal Taneja, chuyên gia quốc tế đầu ngành lĩnh vực hàng không, hiện là chuyên gia cố vấn của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng và Giáo sư Nawal Taneja đồng quan điểm về các yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển hàng không, trong đó xây dựng chiến lược phát triển Vietnam Airlines thành thương hiệu hàng đầu khu vực (Ảnh: Tạ Hải).

Cám ơn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã dành thời gian tiếp, Giáo sư Nawal Taneja cho biết, ông có kinh nghiệm hơn 50 năm làm việc trong lĩnh vực hàng không, tham vấn, tư vấn cho chính phủ các nước và cố vấn cho nhiều hãng hàng không, nhất là về chiến lược phát triển.

Giáo sư Nawal Taneja chia sẻ một số kinh nghiệm khi tư vấn, cố vấn cho chính phủ, hãng hàng không các nước; thông tin về kinh nghiệm thành công và bài học khi thực hiện phát triển hàng không tại các hãng Singapore Airlines, Ethiopian Airlines…

Từ các thành công và thất bại, theo Giáo sư Nawal Taneja, để lĩnh vực hàng không hay một hãng hàng không phát triển phải cần 4 “mảnh ghép”: Hãng hàng không, sân bay, chính phủ và hạ tầng. Trong đó 3 “mảnh ghép” đầu là trụ cột. Về tương lai của Vietnam Airlines, Giáo sư Nawal Taneja nhấn mạnh, Vietnam Airlines có nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển thành hãng hàng không lớn, có thương hiệu toàn cầu.

Ông cho rằng, các yếu tố thuận lợi để Vietnam Airlines phát triển đều đã có. Việt Nam có vị trí quan trọng tại Đông Nam Á, dân số lớn, kinh tế phát triển mạnh mẽ, hoàn toàn phù hợp thúc đẩy phát triển hàng không.

Mặt khác, hiện đang hình thành “con đường tơ lụa mới” với điểm xuất phát là Đông Nam Á, điểm đến mới là Trung Đông, thay vì “con đường tơ lụa” cũ với điểm xuất phát là Trung Quốc và điểm đến là châu Âu.

Do vậy, Vietnam Airlines cũng cần xây dựng, khẳng định được thương hiệu trên những đường bay mới, điểm đến mới.

Ngoài ra, với tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, cùng xu hướng sử dụng máy bay điện, phương tiện bay điện nhỏ gọn (chở được khoảng 10 người), loại phương tiện bay này rất thích hợp để đầu tư. Mô hình này đang được triển khai thành công tại các thành phố đông dân như Sao Paulo (Brazil), New Dehli (Ấn Độ)…

“Tôi rất vui mừng được tham gia hỗ trợ Vietnam Airlines, tôi cũng luôn sẵn sàng tư vấn cho Bộ GTVT, Chính phủ Việt Nam về phát triển hàng không.

Vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển hàng không”, Giáo sư Nawal Taneja bày tỏ và cho rằng, Việt Nam nên có các quy định cởi mở, thông thoáng hơn về cấp thị thực, tạo thuận lợi cho khách quốc tế.

Cám ơn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã dành thời gian tiếp, Giáo sư Nawal Taneja cho biết, ông có kinh nghiệm hơn 50 năm làm việc trong lĩnh vực hàng không, tham vấn, tư vấn cho chính phủ các nước và cố vấn cho nhiều hãng hàng không, nhất là về chiến lược phát triển.

Giáo sư Nawal Taneja chia sẻ một số kinh nghiệm khi tư vấn, cố vấn cho chính phủ, hãng hàng không các nước; thông tin về kinh nghiệm thành công và bài học khi thực hiện phát triển hàng không tại các hãng Singapore Airlines, Ethiopian Airlines…

Từ các thành công và thất bại, theo Giáo sư Nawal Taneja, để lĩnh vực hàng không hay một hãng hàng không phát triển phải cần 4 “mảnh ghép”: Hãng hàng không, sân bay, chính phủ và hạ tầng. Trong đó 3 “mảnh ghép” đầu là trụ cột. Về tương lai của Vietnam Airlines, Giáo sư Nawal Taneja nhấn mạnh, Vietnam Airlines có nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển thành hãng hàng không lớn, có thương hiệu toàn cầu.

Ông cho rằng, các yếu tố thuận lợi để Vietnam Airlines phát triển đều đã có. Việt Nam có vị trí quan trọng tại Đông Nam Á, dân số lớn, kinh tế phát triển mạnh mẽ, hoàn toàn phù hợp thúc đẩy phát triển hàng không.

Mặt khác, hiện đang hình thành “con đường tơ lụa mới” với điểm xuất phát là Đông Nam Á, điểm đến mới là Trung Đông, thay vì “con đường tơ lụa” cũ với điểm xuất phát là Trung Quốc và điểm đến là châu Âu.

Do vậy, Vietnam Airlines cũng cần xây dựng, khẳng định được thương hiệu trên những đường bay mới, điểm đến mới.

Ngoài ra, với tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, cùng xu hướng sử dụng máy bay điện, phương tiện bay điện nhỏ gọn (chở được khoảng 10 người), loại phương tiện bay này rất thích hợp để đầu tư. Mô hình này đang được triển khai thành công tại các thành phố đông dân như Sao Paulo (Brazil), New Dehli (Ấn Độ)…

“Tôi rất vui mừng được tham gia hỗ trợ Vietnam Airlines, tôi cũng luôn sẵn sàng tư vấn cho Bộ GTVT, Chính phủ Việt Nam về phát triển hàng không.

Vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển hàng không”, Giáo sư Nawal Taneja bày tỏ và cho rằng, Việt Nam nên có các quy định cởi mở, thông thoáng hơn về cấp thị thực, tạo thuận lợi cho khách quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tặng quà lưu niệm Giáo sư Nawal Taneja, cảm ơn giáo sư đã cố vấn, hỗ trợ Vietnam Airlines (Ảnh: Tạ Hải).

Chúc mừng Giáo sư Nawal Taneja và Vietnam Airlines đã tổ chức thành công Hội nghị Hàng không quốc tế lần thứ 28 (IAS 28) diễn ra tại Hà Nội từ 27-29/2/2024, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bày tỏ hy vọng kết quả đạt được tại hội nghị sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành hàng không toàn cầu, trong đó có ngành hàng không Việt Nam.

Bộ trưởng trân trọng cảm ơn những hỗ trợ của Giáo sư Nawal Taneja dành cho Vietnam Airlines thông qua vai trò chuyên gia cố vấn.

Ông bày tỏ tin tưởng, với sự hỗ trợ từ Giáo sư Nawal, Vietnam Airlines sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, vượt qua các khó khăn chung, phấn đấu trở thành một trong những hãng hàng không hàng đầu khu vực.

Bộ trưởng cho biết, hiện Vietnam Airlines đã vượt qua được khó khăn bởi đại dịch, thị trường trong nước đã phục hồi vượt trước thời điểm dịch, thị trường quốc tế đã phục hồi tương đương với thời điểm dịch.

Kết quả này có được là do Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, chỉ đạo quyết liệt hỗ trợ các hãng hàng không trong nước vượt qua khó khăn.

Cùng đó là các chính sách thúc đẩy du lịch, phục hồi kinh tế như: Thỏa thuận với các quốc gia tiềm năng về du lịch, tăng cường các chuyến bay đi châu Âu, châu Mỹ…; triển khai quyết liệt chính sách miễn thị thực đối với công dân một số quốc gia; đẩy mạnh triển khai cấp thị thực trực tuyến…

Việt Nam cũng đang tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cảng hàng không/sân bay, quy hoạch hệ thống sân bay nhằm thúc đẩy thị trường hàng không.

Về hạ tầng, trong đó có hạ tầng công nghệ, hiện đang triển khai thực hiện check in online tại các cảng hàng không Điện Biên, Phú Bài… tiến tới nhân rộng tại các cảng hàng không khác.

“Vietnam Airlines cần xác định được lợi thế là hãng hàng không quốc gia, chủ động xây dựng chiến lược phát triển để cạnh tranh quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chia sẻ.

 

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.