(Các thông tin mới nhất sẽ tiếp tục được cập nhật tại bản tin này)
Mỹ
Mỹ lại thêm 1 ngày hơn 33.400 ca nhiễm, hơn 1.800 ca tử vong
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, trên toàn nước Mỹ hiện có 734.969 ca nhiễm virus corona chủng mới, trong đó ít nhất 38.903 người đã chết, CNN ngày 19/4 cho biết.
Riêng trong ngày 18/4, nước này ghi nhận 3.494 ca nhiễm mới và thêm 1.849 ca tử vong.
Một số bang của Mỹ giảm nhẹ biện pháp phong tỏa
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/4 cho biết hai tiểu bang Texas và Vermont sẽ cho phép một số doanh nghiệp mở cửa lại từ ngày 20/4, tiểu bang Montana sẽ bắt đầu tháo dỡ lệnh giới hạn từ 24/4.
Hình ảnh tại bang Montana trong dịch COVID (Ảnh: Internet).
“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi số liệu từ những tín hiệu tốt cho thấy dịch bệnh từ virus corona chủng mới này đã qua đỉnh điểm”, ông Trump tuyên bố trong buổi họp báo ngày 18/4.
Tuy nhiên, một số thống đốc bang đã cảnh báo họ sẽ không thiếu khôn ngoan và mở cửa nền kinh tế của mình cho đến khi có thêm rà soát.
Thái Lan
Có thêm nhiều ca nhiễm ở Bangkok
Hãng tin Reuters ngày 19/4 dẫn lời quan chức Thái Lan thông báo nước này ghi nhận thêm 32 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên 2.765 ca. Người phát ngôn của Trung tâm ứng phó COVID-19 Thái Lan, Taweesin WWisanuyothin, cho biết trong số 32 ca nhiễm mới này có 28 người ở thủ đô Bangkok.
Đức
Đức tăng gần 3.000 ca nhiễm mới
Theo số liệu của viện nghiên cứu Robert Koch, nước Đức ngày 19/4 ghi nhận thêm 2.458 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca COVID-19 tại đây lên 139.897. Ngoài ra, số người chết tại Đức do dịch bệnh này tăng thêm 184 người, đưa tổng số người chết đến nay là 4.294 người.
Việt Nam
Việt Nam 3 ngày liền không có ca nhiễm mới
Theo bản tin phát lúc 6h sáng 19/4 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tổng số ca bệnh cả nước hiện vẫn là 268 trường hợp (160 người là từ nước ngoài). Như vậy trong 3 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới.
Đây là mốc thời gian quan trọng tính từ 6/3, ngày bắt đầu giai đoạn 2 của dịch ở Việt Nam. Ở giai đoạn 1 của dịch, đã có giai đoạn 22 ngày không ghi nhận ca mắc mới.
Ngoài ra 201 người đã được công bố khỏi bệnh và ra viện. Trong số 67 ca còn đang điều trị, 20 ca đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ 1-2 lần.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 62.998, trong đó 279 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 51.381 cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh COVID-19 cho tiểu thương tại chợ đầu mối Long Biên (Ảnh: NAM TRẦN).
Hôm qua 18/4, Bộ Y tế đã phát đi toàn văn bài phát biểu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp trước đó. Đây được cho là bài phát biểu dài nhất của ông Đam kể từ đầu vụ dịch COVID-19 và đề cập nhiều đến một hướng đi mới của Việt Nam thời gian tới là “Chung sống an toàn với dịch COVID-19”.
Việt Nam đã có những thành công quan trọng trong chống dịch thời gian qua về giảm số mắc (268 ca, xếp thứ 114/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc), không có ca tử vong cho đến nay. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo tiếp tục thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay sạch, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc.
Hàn Quốc
Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận số ca nhiễm mới dưới 10
Hàn Quốc ngày 19/4 lần đầu tiên trong vòng 2 tháng ghi nhận mức tăng một con số với chỉ 8 ca nhiễm mới, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (KCDC). Tổng số ca nhiễm tại Hàn hiện đang là 10.661 ca với 234 trường hợp tử vong.
Cùng ngày, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo nước này ghi nhận thêm 16 ca nhiễm mới tại Trung Quốc đại lục trong ngày 18/4, trong đó 9 ca là từ nước ngoài. Tính đến hết ngày 18/4, Trung Quốc đại lục có 82.735 ca nhiễm, 4.632 ca tử vong và 77.062 ca được xuất viện.
Thứ trưởng Y tế Mexico Hugo Lopez-Gatell cho biết số ca bệnh ở nước này đã tăng từ 6.875 lên 7.497, trong khi số ca tử vong tăng từ 546 lên 650. Ông Lopez-Gatell trước đó cảnh báo Mexico có thể có gần 56.000 ca nhiễm.
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha gia hạn phong tỏa
Theo thống kê của hãng tin AFP, tính đến 1h sáng 19/4 (theo giờ Việt Nam), dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng hơn 100.000 người tại châu Âu, chiếm gần 2/3 tổng số ca tử vong trên toàn cầu.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 18/4 đã thông báo sẽ gia hạn lệnh phong tỏa trên toàn quốc đến ngày 9/5 (Ảnh: Internet).
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 18/4 đã thông báo sẽ gia hạn lệnh phong tỏa trên toàn quốc đến ngày 9/5. Nước này đã áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc từ ngày 14/3 vừa qua.
Theo quy định mới, lệnh hạn chế đi lại sẽ được nới lỏng một chút nhằm cho phép trẻ em có thời gian ra ngoài, bắt đầu từ ngày 27/4 tới.
Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu Trung Đông về số ca COVID-19
Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/4 thông báo số ca COVID-19 tại đây đã tăng 3.783 thành 82.329 ca.
Số liệu mới đã đưa nước này vượt qua Iran và lần đầu tiên trở thành quốc gia có số ca nhiễm cao nhất Trung Đông.
Ông Koca cho biết thêm 121 người đã qua đời vì bệnh dịch, nâng tổng số ca tử vong lên 1.890. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ đã có tổng cộng 10.453 bệnh nhân hồi phục.
Israel
Israel sẽ cho phép một số doanh nghiệp mở cửa, nới lỏng việc đi lại
Israel sẽ dần giảm nhẹ các biện pháp phong tỏa vì dịch COVID-19 từ ngày 18/4 bằng cách cho phép một số doanh nghiệp mở cửa, đồng thời nới lỏng hạn chế đi lại.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu công bố quyết định này sau khi tốc độ ca nhiễm mới xuất hiện tại đây giảm dần.
Chính quyền Israel đã dần siết chặt lệnh phong tỏa một phần được đưa ra từ ngày 14/3, đóng cửa các văn phòng, trường học và yêu cầu người dân ở nhà.
Các biện pháp này đã ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế Israel, buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên hơn 25%.
Tuy nhiên, ông Netanyahu cho biết đến nay Israel vẫn đang thành công trong cuộc chiến đấu với đại dịch. Ông cũng khẳng định các biện pháp giới hạn đã chứng minh được hiệu quả của chúng.
“Kết quả tốt đẹp cho phép hôm nay chúng ta bắt đầu từng bước đi theo hướng ngược lại – không phải siết chặt mà nới lỏng”, ông tuyên bố.
Israel đã ghi nhận ít nhất 164 ca tử vong và gần 13.300 ca nhiễm cho đến chiều 18/4.
Thế giới
(Ảnh: Ngọc Thành)
Theo: Tuổi trẻ
Nguyen Mai Huong-COMM