Về phía VNA, hội thảo có sự tham gia của PTGĐ Trịnh Hồng Quang, TB TCKT Trần Thanh Hiền, TB KHPT Nguyễn Quang Trung, TB TT Đặng Anh Tuấn, PB TT Hà Minh Quang và các đại diện của VASCO, JPA.
Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), tính đến ngày 9/6, ngành hàng không thế giới đã “bốc hơi” khoảng 419 tỷ USD trong năm 2020, đây là mức sụt giảm chưa từng có.
IATA đánh giá: Không chỉ trong năm nay, Covid -19 sẽ ảnh hưởng trong thời gian dài, có thể mất vài năm tới, dự báo đến tháng 6/2022 mới có thể trở về bằng cuối 2019, còn với những chặng bay đường dài, có lẽ đến năm 2023 mới bắt đầu trở lại.
Với mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, dự báo đến tháng 5/2020, nếu không được hỗ trợ kịp thời sẽ không còn hãng hàng không nào trên thế giới còn tiền trong tài khoản. Bởi lẽ, hàng không không có doanh thu, nhưng vẫn phải trả chi phí vận hành, thuê tàu bay, bảo dưỡng, đặc biệt là việc khách khách phải hoàn trả một lượng vé rất lớn khiến dòng tiền thâm hụt. IATA cũng nhận định: Covid-19 khiến ngành hàng không “mất máu đột ngột”, nhiều hãng hàng không không đủ tiềm lực đã phá sản.
Trước những thiệt hại nặng nề đối với ngành hàng không, IATA nhận định, tính đến ngày 15/5, ngành hàng không thế giới sẽ cần hỗ trợ khoảng 250 tỷ USD và các quốc gia đã hỗ trợ 124 tỷ USD. Trong đó, hỗ trợ lớn nhất là các khoản vay 50,4 tỷ USD, sau đó là chi phí nhân công, (nhờ Chính phủ hỗ trợ trợ cấp thất nghiệp)…
Cũng theo IATA, hiện nay 3 nước trong khu vực “giải cứu” rất lớn cho ngành hàng không là Nhật Bản (lên tới 22% mức doanh thu của các hãng hãng không khoảng 89 tỷ USD), với Singapore là 11 tỷ USD (trong khi doanh thu hãng hàng không của họ chỉ là 13 tỷ USD).
Mục tiêu của Chính phủ Singapore là bơm vốn để hãng này vượt lên trên khủng hoảng. Sau Covid họ có tham vọng là hãng hàng không bật lên nhanh nhất, lớn nhất khu vực.
Đối với Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Hà Lan phương thức hỗ trợ của họ chủ yếu bảo lãnh cho vay và hỗ trợ cho vay, phát hành cổ phiếu.
Tại Malaysia, Chính phủ nước này giao quỹ đầu tư nhà nước tăng vốn 1,2 tỷ USD vào Malaysia Airlines,…
Tại hội thảo, ông Trần Thanh Hiền cho biết trong thời gian cao điểm dịch COVID-19 vừa qua, từ việc cắt giảm các chi phí vận hành, cho trên 80% nhân viên, phi công, tiếp viên nghỉ luân phiên không nhận lương hoặc chỉ nhận lượng cơ bản, VNA đã giảm chi phí được khoảng 4.500 tỷ đồng. Ngoài ra, hãng cũng đã đàm phán với các đối tác cho thuê tàu bay để xin giảm giá thuê, giãn thời gian thanh toán với số tiền khoảng vài nghìn tỷ đồng trong 2 năm 2020 -2021.
“Sau khi được phép khôi phục lại mạng bay nội địa, mặc dù lượng khách trong nhiều tuần của tháng 5 và tháng 6 đã vượt so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên trong bối cảnh kích cầu đi lại, các hãng hàng không đều thực hiện các chương trình giảm giá vé. Vì thế, dù sản lượng tăng nhưng doanh thu nội địa lại giảm gần 50%. Trong khi đó, doanh thu quốc tế chiếm bình quân 65% tổng doanh thu của hãng thì hiện tại vẫn chưa có gì”.
“Dự báo, trong năm 2020, VNA thâm hụt dòng tiền khoảng 16.000 tỷ đồng, chúng tôi đã tự xoay sở 1 phần, hiện còn thiếu 12.000 tỷ đồng cần hỗ trợ. Tôi xin nói đây là hỗ trợ trong hoàn cảnh khó khăn và VNA đủ tiềm lực tài chính để trả chứ không phải xin không”.
Các phương án VNA hiện đề xuất hỗ trợ từ cổ đông Nhà nước – hiện đang nắm giữ 86% vốn tại hãng hàng không quốc gia phải dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, có cơ sở pháp lý và không gây thêm gánh nặng tài chính và nghĩa vụ trả nợ của hãng trong các năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, TB KHPT – ông Nguyễn Quang Trung cũng đã cung cấp nhiều thông tin về lộ trình phục hồi khai thác của VNA sau dịch Covid-19. Nội dung bài thuyết trình bao gồm:
- Ảnh hưởng của dịch đến hàng không thế giới, Việt Nam
- Dự báo về hồi phục ngành hàng không; thị trường hồi phục sớm và nhanh nhất
- VNA đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ
- Kế hoạch phục hồi nội địa của hãng
- Các chương trình VNA phối hợp nhằm kích cầu du lịch Việt
- …
Buổi hội thảo đã khép lại với nhiều thông tin mới và bổ ích nhất giúp các đơn vị báo chí hiểu hơn về ngành hàng không Việt nói chung và nỗ lực không ngừng của Hãng hàng không Quốc gia trong công cuộc “phục hồi” sau thời gian “nghỉ đông” cũng như kết nối các điểm đến đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng.