Hội nghị phối hợp nâng cao hiệu quả đánh giá an toàn khai thác trên không năm 2023 lần thứ 2

Ngày 29/8 vừa qua, Ban An toàn Chất lượng và Trung tâm Huấn luyện bay (TTHL) đã phối hợp cùng tổ chức Chương trình “Hội nghị phối hợp nâng cao hiệu quả đánh giá an toàn khai thác trên không năm 2023”. Hội nghị với các nội dung tập trung vào việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình thực hiện đánh giá trong quá trình hoạt động khai thác.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mục đích Hội thảo nhằm nâng cao sự nhận thức và đạt hiệu quả hoạt động quản lý an toàn khai thác của TCT, đồng thời  cũng là chuỗi hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị An toàn khai thác Hàng không thế giới năm 2023 do IATA tổ chức tại Hà Nội sắp tới.

PTGĐ Đinh Văn Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: TTHL).

Về tham dự Hội nghị có ông Đinh Văn Tuấn – PTGĐ phụ trách An toàn, ông Nguyễn Đăng Quang Trưởng Ban ATCL, cùng các Lãnh đạo ban, lãnh đạo đơn vị, cán bộ Phòng, Khoa, Cán bộ đội, liên đội, Phi công, Tiếp viên và chuyên viên của các đơn vị Ban ATCL, TTHL, Đoàn bay và ĐTV.

Trưởng Ban ATCL Nguyễn Đăng Quang phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TTHL).

Tại Hội nghị lần này, các đơn vị tích cực tìm hiểu xây dựng các nội dung tập trung vào yếu tố con người, tiêu chuẩn và quy trình thực hiện đóng góp ý tưởng cho buổi hội thảo với phần tham luận rất cụ thể về sự nhận diện các sự việc, tình huống… Giúp người đánh giá viên có góc nhìn toàn diện, tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin đánh giá sự việc chính xác và hiệu quả. Đây cũng là cơ hội để các giáo viên trao đổi, có thêm kinh nghiệm giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc hiện tại dựa trên sự bản lĩnh và sức mạnh tập thể.

Hội nghị lần này, các đơn vị tích cực tìm hiểu xây dựng các nội dung tập trung vào yếu tố con người, tiêu chuẩn và quy trình thực hiện… (Ảnh: TTHL).

Mối liên hệ giữa LOSA với các hệ thống an toàn được mô tả như phần mắt xích quan trọng; Reactive-Proactive-Predictive là vòng tròn khép kín giúp tổ bay và người đánh giá viên cùng phối hợp áp dụng và tuân thủ các quy trình, quy định trong khai thác có sự chủ động quan sát, nhận diện rũi ro, đe dọa và có khả năng dự đoán các vấn đề có thể gây mất an toàn trong quá trình khai thác nhằm đạt mục tiêu an toàn hiệu quả trong khai thác.

Ban An toàn chất lượng với tham luận Đánh giá An toàn trên không – LOSA. (Ảnh: TTHL).

Thông tư 09/2023/TT-BGTVT áp dụng triển khai “Chương trình huấn luyện và kiểm tra dựa trên bằng chứng và năng lực”, người khai thác tàu bay phải thiết lập và triển khai các chương trình huấn luyện và kiểm tra dựa trên bằng chứng và năng lực đối với người lái tàu bay, tiếp viên hàng không, nhân viên điều độ khai thác bay, giáo viên huấn luyện và giáo viên kiểm tra.

Trung tâm Huấn luyện bay đóng góp vào hội thảo với tham luận “Triển khai và cải tiến hoạt động huấn luyện an toàn khai thác trên không sau đánh giá”. (Ảnh: TTHL).

Hiện tại TTHL đã triển khai phương thức CBTA trong các lớp huấn luyện cơ bản và lớp định kỳ, là yếu tố quan trọng giúp giáo viên kiểm tra đánh giá dựa trên hành vi và năng lực phải thiết lập được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết ( KSA). Đồng thời dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp của người thực hiện công việc bằng chứng năng lực cốt lõi sẽ đạt sự hoàn thiện và đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả trong quá trình thực hiện công việc.

Đoàn bay đem đến Hội thảo chủ đề “Công tác phối hợp giữa tổ bay và đánh giá viên trong chuyến bay”. Xác định rõ vai trò và các tiêu chí, lĩnh vực và nội dung đánh giá trong quá trình thực hiện công việc là điều quan trọng đòi hỏi sự nhận thức cao khi cùng phối hợp việc tuân thủ các quy định, quy trình, phương thức bay… giữa Tổ lái và đánh giá viên. Đồng thời giúp nâng cao nhận thức văn hóa an toàn của Phi công về mục đích của hoạt động đánh giá trên chuyến bay nhằm đạt chất lượng, đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động khai thác.

Đoàn bay đem đến Hội thảo chủ đề “Công tác phối hợp giữa tổ bay và đánh giá viên trong chuyến bay”. (Ảnh: TTHL).

Văn hóa học hỏi trong hoạt động khắc phục, phòng ngừa các vấn đề An toàn khai thác – là chủ đề tham luận mà Đoàn tiếp viên đem đến Hội nghị. Học hỏi không chỉ xảy ra tại lớp học, học hỏi luôn cần thiết trong công việc hàng ngày của chúng ta từ những sai lầm, thất bại… Một tổ chức có văn hóa học hỏi luôn thúc đẩy sự hợp tác, chia sẽ về thông tin kịp thời và thúc đẩy việc phát triển của tổ chức bản thân, sự thích nghi phù hợp với sự thay đổi nhằm nâng cao ý thức và duy trì văn hóa an toàn trong môi trường hoạt động khai thác.

Văn hóa học hỏi trong hoạt động khắc phục, phòng ngừa các vấn đề An toàn khai thác – là chủ đề tham luận mà Đoàn tiếp viên. (Ảnh: TTHL).

Hội thảo diễn ra sôi nổi, đã ghi nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các đơn vị và truyền tải thông tin nền tảng Văn hóa An toàn đến từng CBNV nói riêng và những hành khách đã, đang và sẽ trải nghiệm trên những chuyến bay của VNA nói chung.

Hội thảo diễn ra sôi nổi và ghi nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các đơn vị. (Ảnh: TTHL).

Thay mặt lãnh đạo TCT, PTGĐ Đinh Văn Tuấn đánh giá cao về sự phối hợp tổ chức của các đơn vị cũng như tinh thần học hỏi, tìm hiểu các nội dung, phân tích cơ bản, có hệ thống và tìm các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề sự việc đảm bảo hệ thống chất lượng, an toàn hiệu quả trong hoạt động khai thác TCT. Từ đó, góp phần duy trì thành tích kéo dài chuỗi an toàn trong suốt 30 năm qua đồng thời có sự định hướng rõ ràng, tạo nền tảng phát triển văn hóa an toàn đạt hiệu quả bền vững cho VNA.

Hội thảo đã góp phần tìm các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo hệ thống chất lượng, an toàn hiệu quả trong hoạt động khai thác của TCT. (Ảnh: TTHL).
Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Bình luận 1

  1. Mai Anh Tuấn nói:

    VNA 7 sao an toàn và là Top 10!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.