Hạnh phúc sau những cánh bay không nghỉ

Những phi công trẻ đã dành cả thanh xuân để “tôi luyện” trong môi trường có tính kỷ luật cao, dấn thân theo đuổi nghề nghiệp. Với họ, những chuyến bay an toàn là điều hạnh phúc và niềm vui sau cánh bay không nghỉ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trưởng thành từ khổ luyện

Gia nhập Đoàn bay 919 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) từ tháng 12-2023, chàng trai trẻ Nguyễn Anh Minh (sinh năm 1992) hiện đang là Cơ phó lái tàu bay Airbus A321 đã phải trải qua quá trình rèn luyện vất vả với không ít thử thách.

Cơ phó Nguyễn Anh Minh đã trải qua quá trình rèn luyện vất vả với không ít thử thách. (Ảnh: Báo NLĐ)

Minh tốt nghiệp Đại học, sau đó thử sức qua nhiều lĩnh vực, công ty khác nhau. Cuối cùng, Minh quyết định theo học nghề phi công, tiếp nối truyền thống làm việc trong ngành hàng không của gia đình.

Vốn có kỹ năng tiếng Anh, sức khỏe đủ điều kiện, Minh đã đăng ký khóa học và được gửi đi đào tạo tại Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) với thời gian ban đầu 3 tháng. Những ngày tháng này, chàng trai trẻ phải tự lập sinh hoạt, làm quen với môi trường ăn ngủ đúng giờ.

“Có học viên bay lần đầu trên khoang lái do tiền đình chưa bắt kịp khi ở môi trường trên không nên vừa bay vừa nôn, đây là những trải nghiệm khó quên. Đào tạo phi công rất khắc nghiệt. Nhưng chính sự trui rèn, quyết tâm ngay từ đầu sẽ là định hướng để xem xét bản thân có thực sự muốn theo đuổi giấc mơ bay,” Minh tâm sự.

Đam mê ngày một lớn dần và trở thành động lực thôi thúc anh đi theo con đường “chinh phục bầu trời”. Trải qua 4 năm được đào tạo và huấn luyện tại New Zealand, Minh đã thành công với chuyến bay đầu tiên do chính mình điều khiển mà không có thầy dạy phụ kèm bên cạnh. Lúc ấy, chàng trai trẻ vội vã điện về nhà để thông báo tin vui.

“Cảm giác một mình điều khiển ‘chim sắt’ cất cánh, chao lượn trên bầu trời rất vui sướng bởi mình đã vượt qua được thử thách của bản thân. Việc trở thành phi công chính thức của Vietnam Airlines không chỉ thỏa mãn ước mơ mà còn là niềm tự hào của gia đình.” Minh hào hứng nhớ lại.

Để đảm bảo an toàn bay, theo chàng Cơ phó trẻ, mỗi một phi công đều trải qua các bài kiểm tra gắt gao về khả năng ngoại ngữ (phải đạt mức 4); huấn luyện đặc thù về dạng hình khai thác bay trên buồng lái mô phỏng (SIM) để đào tạo khả năng ứng phó, xử lý của phi công trong các tình huống khẩn nguy như máy bay hỏng động cơ, chim va vào máy bay, bay trong thời tiết xấu, sương mù… và nếu trượt ở hạng mục nào thì bằng lái phi công sẽ bị treo.

“Hãy làm thế nào để tất cả những lần cất cánh của bạn đều phải an toàn”, đó là câu nói của thầy dạy mà mình rất tâm đắc. Phi công là công việc đòi hỏi học hỏi không ngừng nghỉ, trau dồi liên tục, nỗ lực hơn nữa trong công việc.” Minh chia sẻ.

Sau mỗi chuyến bay, cậu luôn ghi chú vào một quyển sổ những việc đã làm tốt hay chưa hiệu quả để đúc rút kinh nghiệm bay cho bản thân với tâm niệm: “Phi công bao giờ không bay nữa thì mới là phi công có giờ an toàn bay cao nhất vì lúc đó đã nghỉ hưu. Nếu còn bay là còn tập trung chú ý cao độ, không bao giờ lơ là để nâng cao tay nghề.”

Bay an toàn với “kỷ luật thép”

Trong nhà có ông ngoại vốn là phi công quân sự, mẹ và dì đều làm trong ngành hàng không, ngay từ bé, Trần Xuân Trường (sinh năm 1994, hiện đang là Cơ phó tàu bay A321) đã được nghe kể nhiều câu chuyện cuộc sống của phi công trên trời, khó khăn điều khiển máy bay, cảm giác ở trên không trung… Tất cả đã thôi thúc anh trở thành phi công. Thế nhưng, quá trình “chinh phục bầu trời” của Trường cũng trải qua con đường gập ghềnh chông gai.

Cơ phó Trần Xuân Trường nhấn mạnh thực hiện chuyến bay an toàn chính là thành công lớn nhất và mỗi phi công đều phải có “kỷ luật thép” với bản thân để hoàn thành nhiệm vụ. (Ảnh: Báo NLĐ)

Thu nhập của gia đình công chức không đủ tiền trang trải học phí phi công, chàng trai trẻ tạm gác lại giấc mơ từ thuở nhỏ để bước chân vào học ngành quản trị kinh doanh của một trường Đại học trong nước. Sau 4 năm ra trường đi làm thêm gần 2 năm, giấc mơ bay vẫn cứ luôn quẩn quanh trong đầu cậu. Vì thế, khi tích góp được một khoản tiền, Trường về thưa chuyện người thân trong nhà và mong muốn được theo học nghề phi công.

Theo Báo Người Lao Động
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.