TGĐ Lê Hồng Hà: VNA đã phục hồi trở lại và đảm bảo năng lực cạnh tranh

Tại Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – Thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Arilines”, TGĐ Lê Hồng Hà đã có những chia sẻ về sức khỏe doanh nghiệp và các giải pháp tự thân trong tái cơ cấu của Vietnam Airlines.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – Thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Arilines” diễn ra ngày 10/11, do  Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp tổ chức.

Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề chính gồm: Khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nói chung, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng thời gian qua, làm rõ thành tựu, hạn chế và những điểm nghẽn đặt ra; Đề xuất các kiến nghị, giải pháp cho đổi mới doanh nghiệp nhà nước nói chung, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.

Tại phiên Thảo luận bàn tròn với nội dung: “Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp xây dựng Vietnam Airlines thành Thương hiệu Quốc gia, đại diện cho Việt Nam với năng lực cạnh tranh quốc tế cao để hội nhập và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước”, TGĐ Vietnam Airlines Lê Hồng Hà đã có những chia sẻ về sức khỏe doanh nghiệp và các giải pháp tự thân trong tái cơ cấu của Vietnam Airlines.

TGĐ Lê Hồng Hà tham gia phiên thảo luận “Giải pháp xây dựng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam Airlines”

Theo đó, TGĐ đã nêu lên những khó khăn của ngành hàng không thời gian qua như: hệ lụy từ sau giai đoạn dịch Covid-19, các yếu tố liên quan đến căng thẳng địa chính trị, giá nhiên liệu tăng cao, tỷ giá liên tục biến động, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu… Trước những thách thức đó, nhờ sự hỗ trợ từ Chính phủ, Quốc Hội, Nhà nước với ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng, cùng với các giải pháp tự thân của hãng đã thu được kết quả.

Cho đến nay, Vietnam Airlines đã khai thác trở lại tất cả các đường bay và mở thêm 7 đường bay quốc tế trong thời gian gần đây. Hiện tại Vietnam Airlines đã khai thác hơn 90 điểm đến trên thế giới, trong đó có 60 điểm đến nội địa và 30 điểm đến quốc tế, kết nối với hơn 20 quốc gia, cùng với rất nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu về hình ảnh đất nước con người Việt Nam với bạn bè thế giới.

TGĐ nhấn mạnh, trong tiến trình phát triển của Vietnam Airlines, an toàn luôn luôn là mục tiêu hàng đầu. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Vietnam Airlines đã thực hiện hơn 106 nghìn chuyến bay an toàn. Trong thang đánh giá cấp bậc an toàn trên thế giới gồm 5 bậc, Vietnam Airlines đang đạt ở mức 4 và đang phấn đấu lên mức 5 – mức an toàn tuyệt đối. 

Về chỉ số đúng giờ, Vietnam Airlines vẫn duy trì và giữ được chỉ số đúng giờ ở mức gần 85% và là một trong những hãng hàng không hàng đầu của khu vực châu Á về chỉ số đúng giờ.

TGĐ Lê Hồng Hà phát biểu tại phiên thảo luận

Điểm thứ 3 là chất lượng dịch vụ. Trong giai đoạn Covid-19, Vietnam Airlines đã xây dựng nhiều chương trình tập trung vào nâng tầm dịch vụ. Kết quả rõ nhất được thể hiện qua sự đánh giá của khách hàng và nhiều giải thưởng quốc tế uy tín.  Đây cũng là minh chứng cho việc Vietnam Airlines đã phục hồi trở lại và đảm bảo được năng lực cạnh tranh của Hãng hàng không Quốc gia trong việc việc kết nối Việt Nam với thế giới.

Có thể nói, ảnh hưởng của Covid-19 vô cùng nặng nề, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để Vietnam Airlines có những chương trình thay đổi tái cơ cấu hoạt động của mình, tìm ra những cái giải pháp tự thân linh hoạt để vượt qua khó khăn. 

Ví dụ như trong giai đoạn Covid, khi các chuyến bay thương mại không hoạt động, Vietnam Airlines là một trong những hãng đầu tiên trên thế giới đề xuất Hiệp hội hàng không quốc tế IATA cho phép vận chuyển hàng hóa ở trên khoang hành khách.

Hay như giai đoạn hiện tại do ảnh hưởng của việc thiếu hụt động cơ khiến 12 chiếc máy bay A321 NEO và 4 máy bay thân rộng của Vietnam Airlines phải đưa đi kiểm tra, ảnh hưởng đến gần 20% năng lực hoạt động. Trước tình hình đó, Vietnam Airlines đã tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi lại hệ thống đường bay, tăng năng suất sử dụng đội tàu bay… Cho đến hiện tại, năng suất sử dụng đội tàu bay của Vietnam Airlines đã tăng khoảng 15% so với giai đoạn trước.

Đồng thời, Vietnam Airlines đã thực hiện triệt để việc tiết giảm chi phí. Giai đoạn 2020-2023, tổng chi phí Vietnam Airlines cắt giảm, tiết kiệm được là hơn 18.000 tỷ đồng, đàm phán giảm giá tiền thuê từ năm 2021 đến hết thời hạn thuê là hơn 16.000 tỷ và giãn hoãn thanh toán tiền thuê từ năm 2020 đến 2026 hơn 8.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hãng đã tái cấu trúc các khoản nợ với tổng giá trị tương đương hơn 6.000 tỷ đồng để giảm áp lực tài chính. Việc tổ chức lại bộ máy và lực lượng lao động cũng được thực hiện chặt chẽ. Vietnam Airlines Group đã giảm 4 cấp đơn vị và 51 đầu mối cấp phòng. Năm 2023 tiết kiệm chi phí nhân công hơn 2.000 tỷ đồng so với năm 2019.

Hai cái trụ cột quan trọng và Vietnam Airlines cũng tập trung trong các năm qua là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh phát triển bền vững và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

TGĐ Lê Hồng Hà nêu những kết quả của Vietnam Airlines trong quá trình tái cơ cấu

Về các đề xuất, kiến trị trong thời gian tới, TGĐ Lê Hồng Hà cho biết, theo yêu cầu của Chính phủ liên quan quản lý vốn, Vietnam Airlines đã xây dựng Đề án tái cơ cấu tổng thể tháo gỡ khó khăn vượt qua cái đại dịch Covid, Hãng rất mong nhanh chóng được phê duyệt đề án này để có thể thực hiện những giải pháp nêu trong đề án, nhằm không chỉ vượt qua khó khăn trước mắt mà còn chuẩn bị cho cái sự phát triển tương lai.

Ngoài ra, Vietnam Airlines mong muốn Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho ngành hàng không nói chung về thuế bảo vệ môi trường, chi phí cất hạ cánh… cũng như đảm bảo hạ tầng cho Vietnam Airlines tại các cảng hàng không. Vietnam Airlines cũng như ở các cái doanh nghiệp thành viên sẵn sàng cho việc đầu tư vào sân bay Long Thành để đưa sân bay Long Thành trở thành trung tâm trung chuyển của khu vực và thế giới.

Tại phiên thảo luận, TGĐ Lê Hồng Hà khẳng định, Vietnam Airlines luôn tâm niệm việc được sử dụng hai chữ “Việt Nam” trong tên thương hiệu vừa là niềm tự hào, vừa là trách nhiệm. Hãng luôn luôn đồng hành cùng ngành du lịch để giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra thế giới. Đồng thời đẩy mạnh phát triển văn hóa an toàn, văn hóa dịch vụ, văn hóa chuyển đổi số hướng đến sự phát triển bền vững, lan tỏa thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Truyen Thong Noi Bo-COMM
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.