Bộ luật Lao động (sửa đổi)
Bộ luật Lao động 2019 đã chính thức được thông qua với nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý nhất là vạch ra một lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu. Theo đó, Điều 169 Bộ luật Lao động mới: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam; 04 tháng với lao động nữ. Riêng người bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể nghỉ hưu trước không quá 05 tuổi.
Tăng tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật lao động (sửa đổi). (Ảnh: Internet).
Bên cạnh đó, bổ sung thêm 01 ngày nghỉ vào dịp Quốc khánh, theo đó, người lao động sẽ được nghỉ 02 ngày. Số giờ làm thêm trong tháng tăng lên 40 giờ thay vì 30 giờ và quy định cụ thể hơn các trường hợp được làm thêm tới 300 giờ/năm như sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, linh kiện điện, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản; cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức
Theo đó, rất nhiều điểm mới ảnh hưởng đến mọi đối tượng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị hiện nay như:
– Với cán bộ, công chức: Bổ sung quy định cán bộ, công chức nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn có thể bị xử lý kỷ luật, một trong các hình thức xử lý kỷ luật là “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm”.
– Với viên chức: Bỏ chế độ “biên chế suốt đời” đối với viên chức, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm, công việc cụ thể…
Luật sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Chi tiết toàn bộ BTPL tháng 11 – phần 2, CBNV xem và download tại đây.