Với khoảng 8 triệu suất cà phê mỗi năm, Hãng đã chuyển hẳn sang dùng cốc có nguồn gốc làm từ thực vật mà có thể phân hủy được, giải pháp sáng tạo này sẽ có thể cú hích mạnh nếu thử nghiệm chứng minh đây là sản phẩm khả thi.
Các cốc chống rò rỉ, được xếp chồng lên lên nhau giống như bát đựng đồ ăn tráng miệng ăn được, đã được giới thiệu như là một phần của sự hợp tác giữa công ty sáng tạo Twiice với Air New Zealand. Các cốc này được sản xuất từ bột mì, đường, trứng và tinh chất vani và được hãng hàng không mô tả là một “tách cà phê biscotti có thể ăn được”, nhà sản xuất này cũng đã phát triển một loại cốc có hương vị sô cô la và các loại không chứa gluten. Công ty cũng đang tiến hành sản xuất một loạt đĩa có thể ăn được để thay thế cho đồ sành sứ, sản phẩm này dự kiến sẽ được tung ra năm 2020.
Các cốc chống rò rỉ, được xếp chồng lên lên nhau giống như bát đựng đồ ăn tráng miệng ăn được. (Ảnh: Blue Swan).
Ngành du lịch và đặc biệt là các hãng hàng không thường bị báo chí đăng những tin tiêu cực liên quan đến khí thải do những ngành này tạo ra, tuy nhiên đối với hệ sinh thái xanh, báo chí lại đưa tin một cách mạnh mẽ. Niki Chave, giám đốc chăm sóc trải nghiệm khách hàng của Air New Zealand xác nhận những chiếc cốc này đã gây tiếng vang lớn tới những hành khách, những người đã sử dụng chúng cho đồ uống và cả đồ ăn tráng miệng.
Tất cả chúng ta đều thất bại khi nhúng chiếc bánh quy ưa thích vào cốc cà phê hoặc trà nóng. Chắc chắn, sẽ giống như vậy khi rót đồ uống nóng vào “ly”. Đây thực sự là một giải pháp để chống lãng phí hay mánh lới cho chiêu tiếp thị quảng cáo? Nhà sản xuất twiice xác nhận rằng, họ sẽ vẫn sản xuất loại cốc chống rò rỉ, nhưng không xác nhận rằng những chiếc cốc này cần được xử lý giống như một chiếc bánh quy được bảo quản trong hộp kín để giữ thơm ngon.
Jamie Cashmore nhà đồng sáng lập của Twiice, cho biết những chiếc cốc ăn được có thể đóng một vai trò lớn, nó minh chứng với thế giới rằng những cách đóng gói mới, cải tiến có thể đạt được và nếu được áp dụng rộng rãi trong các ngành hàng không, khách sạn và dịch vụ ăn uống, chất thải sẽ giảm đáng kể.
Chiếc ly ăn được này nếu được áp dụng rộng rãi trong các ngành hàng không, khách sạn và dịch vụ ăn uống, chất thải sẽ giảm đáng kể. (Ảnh: Blue Swan).
Một chút tinh tế và đổi mới của Air NewZealand có thể có tác động thực sự tích cực đến môi trường đồng thời mang lại trải nghiệm khách hàng thực sự tuyệt vời và ngon miệng, anh nói.
Tính bền vững trong chiến lược kinh doanh đang trở nên ngày càng trở nên cấp thiết và ngày càng nhiều khách hàng đang yêu cầu rằng thực tiễn phát triển doanh nghiệp phải tính đến các cân nhắc về kinh tế xã hội và hệ sinh thái.
Air New Zealand là một hãng hàng không lấy mục tiêu bền vững làm trung tâm cho chiến lược kinh doanh và đã đặt ra một số mục tiêu khá lớn để chứng minh mức độ quan trọng của vấn đề. Gần đây, một báo cáo mới nhất do Hãng phát hành về phát triển bền vững mới nhất, trong đó phác thảo tiến trình của hãng hàng không bảo vệ các mục tiêu bền vững trong năm qua.
Báo cáo đã xử lý các nội dung chính bao gồm thay đổi khí hậu và giảm carbon, bao quát sự đa dạng và hòa nhập, hỗ trợ du lịch bền vững, làm việc với các nhà cung cấp và giảm chất thải và nhựa.