Khung quản lý dữ liệu – điều kiện cần để triển khai chiến lược dữ liệu số hiệu quả

Dữ liệu là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, cung cấp cái nhìn sâu sắc về khách hàng, sản phẩm và dịch vụ, giúp doanh nghiệp đổi mới và đạt được các mục tiêu chiến lược. Do đó, việc quản lý dữ liệu một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Khung quản lý dữ liệu là gì?

Dữ liệu (Data) là một tập hợp thông tin bao gồm các số, chữ cái, hình ảnh,… được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và khoa học để giúp hình dung ra toàn bộ sự vật, sự việc. Dữ liệu được gọi là “nguyên liệu thô của thông tin” (raw material of information) và thông tin được gọi là “dữ liệu trong ngữ cảnh” (data in context). Trên thực tế, dữ liệu và thông tin là hai khái niệm đan xen và phụ thuộc lẫn nhau. Dữ liệu là một dạng thông tin và thông tin là một dạng dữ liệu. (1)

Quản lý dữ liệu là việc phát triển, thực hiện và giám sát các kế hoạch, chính sách, chương trình và thực tiễn nhằm cung cấp, kiểm soát, bảo vệ và nâng cao giá trị của tài sản dữ liệu và thông tin trong suốt vòng đời của chúng.(2) Việc quản lý dữ liệu liên quan đến nhiều bộ phận với những mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau, do đó cần 1 khung để quản lý dữ liệu một cách tổng thể và thấy được mối quan hệ giữa các bộ phận.

Quản lý dữ liệu (Data Management) là quá trình thu thập, lưu trữ, sử dụng dữ liệu một cách hợp lý. (Ảnh: Sưu tầm)

Xây dựng năng lực quản dữ liệu tại VNA giúp tăng hiệu quả trong vận hành và khai thác dữ liệu (1)

Việc xây dựng năng lực quản lý dữ liệu tại VNA giúp tăng hiệu quả trong vận hành và khai thác dữ liệu, cụ thể:

  • Phục vụ cho các mục tiêu chiến lược tại VNA: Phù hợp và thúc đẩy chiến lược kinh doanh; Đáp ứng kỳ vọng của các bên; Trở thành tổ chức vận hành bởi dữ liệu
  • Biết cách tổ chức bộ máy nhân sự, tập trung nguồn lực vào những dữ liệu quan trọng nhất
  • Phá vỡ silo, thúc đẩy cộng tác và chia sẻ dữ liệu một cách an toàn
  • Tăng chất lượng dữ liệu, giảm thời gian và độ phức tạp trong việc tích hợp, di chuyển dữ liệu. Giảm dư thừa, giảm thời gian tìm kiếm, giảm thời gian trong tìm kiếm và xử lý các vấn đề liên quan đến dữ liệu
  • Thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích dữ liệu, đảm bảo tính toàn vẹn, nhất quán, an toàn của dữ liệu, luôn sẵn sàng để khai thác khi cần trong suốt vòng đời của nó
  • Biến dữ liệu trở thành một nguồn lực kinh tế và khai thác hiệu quả nguồn lực này

Xây dựng năng lực quản lý dữ liệu tại VNA giúp tăng hiệu quả trong vận hành và khai thác dữ liệu. (Ảnh: Sưu tầm)

Động lực thúc đẩy cho quản lý và khai thác dữ liệu là nhận được giá trị từ tài sản dữ liệu của tổ chức, không quản lý được dữ liệu cũng giống như không quản lý được vốn (sẽ gây ra sự lãng phí và mất cơ hội kinh doanh), ngược lại nếu quản lý tốt sẽ giống như việc quản lý hiệu quả tài sản tài chính và vật chất cho phép doanh nghiệp nhận được giá trị từ những tài sản đó. Và để giải quyết tốt việc khai thác dữ liệu, VNA cần tập trung giải quyết 2 vấn đề lớn:

  • Làm thế nào để có thể thu thập, xử lý, phân tích được một lượng lớn dữ liệu ở các định dạng phức tạp khác nhau theo thời gian thực: Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số, số lượng thiết bị và kết nối tăng mạnh tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ tăng trưởng theo cấp số nhân, dữ liệu không chỉ sinh ra từ các hệ thống, ứng dụng và không chỉ tồn tại ở dạng dữ liệu có cấu trúc mà xuất hiện ở nhiều nơi, ở nhiều định dạng và chủ yếu là dữ liệu phi cấu trúc.
  • Làm thế nào để thúc đẩy chia sẻ dữ liệu an toàn: Vì dữ liệu chỉ có giá trị khi được chia sẻ, sử dụng đúng cách, đúng mục đích với đúng đối tượng phù hợp nên việc quản lý, chia sẻ dữ liệu nhưng vẫn bảo vệ được dữ liệu một cách an toàn, sử dụng đúng mục đích, đúng thời điểm, đúng đối tượng cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, khi VNA muốn mở rộng và phát triển hệ sinh thái thì việc chia sẻ dữ liệu an toàn cho các bên thứ 3 sẽ mang tính sống còn với tổ chức.

Trong thời gian qua, VNA đã đầu tư phát triển hệ thống CNTT ở nhiều Khối/lĩnh vực với nhiều hoạt động nghiệp vụ đặc thù khác nhau và yêu cầu bảo mật cao. Tuy nhiên, dữ liệu đang được lưu trữ rải rác ở nhiều đơn vị với nhiều định dạng, chất lượng dữ liệu chưa được giám sát, thiếu sự kết nối, tích hợp.

Quá trình thu thập, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị và các cấp vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu khai thác dữ liệu có cấu trúc. Như vậy, điều quan trọng phải tổ chức một cách bài bản để nâng cao năng lực quản trị và khai thác dữ liệu nhằm giải quyết đồng thời hai bài toán lớn nêu trên. Đó là vấn đề cấp thiết cần thực hiện ngay từ sớm của giai đoạn đầu chuyển đổi số, và làm liên tục trong suốt hành trình chuyển đổi số sau này của VNA để từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động khai thác, mang tính dẫn dắt sự phát triển ngành hàng không tại Việt Nam.

Tham khảo

(1) Đề án xây dựng năng lực quản lý dữ liệu cho TCTHK của Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội

(2) DAMA Bok 2nd Edition

Le Thu Quynh-DX
Share bài viết:

Bình luận 1

  1. Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.