Chi bộ Ban Kiểm tra – Kiểm toán: Câu chuyện “Không muốn vào Đảng”

Mỗi cá nhân chỉ có thể trưởng thành trong tổ chức, trong môi trường kỷ luật. Tự do chủ nghĩa chỉ đưa cá nhân tới trạng thái buông thả, không định hướng, thậm chí mất phương hướng và sớm muộn cũng đưa chân vào con đường nghiện ngập vật chất, thích hưởng thụ mà lười lao động. Tổ chức Đảng sẽ rèn giũa ta thành sản phẩm có ích, giống như Bác Hồ đã nêu gương “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyện xảy ra vào khoảng những năm đầu thế kỷ XXI tại Tổng công ty – một doanh nghiệp nhà nước được xếp  hạng “chín mươi, chín mốt”. Vốn là một đơn vị kinh tế chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh từ kế hoạch hóa tập trung sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa có nguồn gốc từ quân đội nhân dân Việt Nam nên công tác kết nạp đảng viên rất được coi trọng. Không chỉ Cấp ủy, Lãnh đạo các cấp mà các tổ chức chính trị như Công đoàn, Đoàn Thanh niên… cũng xác định việc giới thiệu những thành viên xuất sắc của mình cho Đảng là một nhiệm vụ “chính trị” quan trọng. Do đó, Đảng ủy Tổng công ty đã ban hành khá nhiều quy định, quy chế, quy trình về việc tuyên truyền vận động, bồi dưỡng giúp đỡ và giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng để công tác này ngày càng được bài bản, chính quy và đúng với quy định của cấp ủy cấp trên.

Nhìn chung, công tác phát triển đảng viên mới ở doanh nghiệp ngày càng tiến bộ, thu hút khá nhiều quần chúng tự nguyện gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, hằng năm, toàn Đảng bộ (cấp trên cơ sở) kết nạp khoảng trên dưới hai trăm đảng viên.

alt text
Việc giới thiệu những thành viên xuất sắc của mình cho Đảng là một nhiệm vụ “chính trị” quan trọng. (Ảnh: St).

Quần chúng có câu khẳng định “không muốn vào Đảng” thuộc một đơn vị của Tổng công ty, để thấy rõ hoàn cảnh “lịch sử” của câu chuyện xin làm rõ hơn về khóa học là bối cảnh trực tiếp của nhân vật chính; lớp học có tên gọi: “Lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng”. 

Theo quy định, lớp học sẽ diễn ra trong 4 ngày, trong đó  ba ngày học lý thuyết và một ngày đi học tập thực tế – thăm quan các di tích lịch sử cách mạng và những tấm gương quả cảm hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Quần chúng được dự lớp học phải nằm trong quy hoạch và kế hoạch bồi dưỡng trở thành đảng viên, kế hoạch này phải được xây dựng ngay từ đầu năm và báo cáo về Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty. Hồ sơ báo cáo Danh sách quần chúng ưu tú dự lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng phải có thông tin về: tổ chức đoàn thể giới thiệu là tổ chức nào, công đoàn hay đoàn thanh niên ? tỷ lệ phiếu tín nhiệm tại hội nghị giới thiệu là bao nhiêu? Ý kiến của cấp ủy lãnh đạo đơn vị nơi quần chúng làm việc..

Quần chúng trong câu chuyện hội đủ tất cả các điều kiện theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, nhận thức và ý thức của quần chúng không “tương thích”  với hồ sơ giấy tờ. Đó là, khi phát phiếu thăm dò về mức độ “cảm tình” với Đảng, quần chúng đã thể hiện chính kiến: “Tôi không muốn vào Đảng”. Thái độ này được thể hiện khi đánh dấu vào các ô trên phiếu thăm dò dưới dạng điều tra xã hội học nên phiếu được in sẵn và không yêu cầu ghi rõ họ tên, đơn vị. Mục đích để thăm dò nhận thức, tư duy và tình cảm thật sự của quần chúng với Đảng. Nếu phiếu thăm dò có thông tin cá nhân sẽ khó thu được suy nghĩ và tình cảm đích thực của quần chúng. Và cố nhiên họ sẽ thể hiện ý kiến đúng với “định hướng” của chi bộ và đoàn thể đã cử mình đi học.

Trên phiếu thăm dò có 4 ô:

Ô thứ nhất hỏi anh/chị có thiết tha vào Đảng không?

Ô thứ hai, đưa ra tình huống vào cũng được, không cũng được;

Ô thứ ba, chưa muốn vào; 

Ô thứ tư, không muốn vào Đảng.

Quần chúng đó đã đánh dấu (tích vào) ô thứ tư.

Lớp học vẫn diễn ra bình thường theo đúng quy định và quần chúng đó chấp hành đầy đủ mọi nội quy, quy định của khóa học.

Vấn đề đặt ra là, tại sao ban tổ chức lớp học lại biết được ai là chủ thể của phiếu thăm dò đó? Về mặt lý thuyết phiếu không yêu cầu để lại danh tính và cũng không “truy tìm” tác giả của tờ phiếu “đen” ấy. Bởi vì nếu dùng các “biện pháp nghiệp vụ” để lần ra quần chúng không muốn vào Đảng mà lại đi học lớp “Cảm tình Đảng” là trái “luật” và nguy hại hơn là, nếu làm như vậy, từ nay chúng ta (tổ chức Đảng) sẽ khó có thể nghe được lời nói “thật lòng” từ quần chúng. Và chúng ta sẽ được “bủa vây” bằng những mỹ từ long lanh như tôi vô cùng yêu quý Đảng, tôi thiết tha đến cháy bỏng để được đứng cùng hàng ngũ những người cộng sản, nguyện vọng cao quý nhất của đời tôi là được kết nạp Đảng…

Nút thắt của câu chuyện là ở chỗ, quần chúng đó đã diễn ra quá trình chuyển đổi thật sự trong nhận thức và tình cảm của mình đối với Đảng thông qua 5 bài học của chương trình. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cùng những học trò xuất sắc của Người như Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh khai, Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Trinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng… đã dần dần khơi thông những vướng mắc quần chúng về lý tưởng cách mạng của  Đảng. Mặt khác, thông qua các tư liệu lịch sử hùng hồn và sống động về thân phận mất nước, kiếp ngựa trâu trong suốt ngót trăm năm cai trị của thực dân pháp và bọn phong kiến tay sai; về 72 năm (1858-1930) khủng hoảng đường lối cứu nước, cách mạng nước Nam “đen tối như không có đường ra” (ý của Phan Bội Châu), với hơn 300 cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh, cuộc kháng chiến nhưng rốt cục đều bị đế quốc pháp dìm trong bể máu. Mọi phương hướng, cách thức đấu tranh trước khi Đảng ra đời ngày 3-2-1930 đều có kết thúc bi thảm. Nguyên nhân chung nhất, sâu xa nhất, căn bản nhất của sự thất bại là do: thứ nhất, cách mạng nước ta thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn và thứ hai, thiếu một chính đảng cách mạng lãnh đạo. 

Thực tiễn oai hùng tác động vào quần chúng đó là, kể từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng nước ta luôn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Lịch sử Đảng giai đoạn từ 1930 đến nay (thời điểm những năm đầu thế kỷ XXI) minh chứng đanh thép rằng: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta. Không bỗng dưng mà quần chúng có sự “lội ngược dòng” về với Đảng như vậy.

Hơn nữa, trong quá trình tổ chức lớp học, báo cáo viên phải có trình độ tư duy sắc sảo, lập luận một cách thuyết phục, đưa ra các dẫn chứng đanh thép không thể phủ nhận về vai trò lãnh đạo của Đảng và sự cần thiết phải phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

alt text
Thanh niên phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. (Ảnh: Chi bộ Kiểm tra – Kiểm toán).

Để người nghe không phải băn khoăn, thắc mắc về việc tại sao tờ phiếu thăm dò lại xác định được chủ nhân của nó, xin được trả lời ngay, đó là khi kết thúc khóa học, quần chúng đã đến gặp Ban tổ chức nhận mình là tác giả của phiếu thăm dò có tích vào ô tôi không muốn vào Đảng. Bạn ấy nói rằng, thưa với ban tổ chức lớp học và các báo cáo viên, tôi là người đánh dấu thăm dò mà chúng ta đang nói tới. Một sự “dũng cảm” đáng trân quý. Một phẩm chất rất cần thiết cho cán bộ, đảng viên chân chính trong giai đoạn cách mạng hiện nay là “… dám chịu trách nhiệm”. Quần chúng xin phép ban tổ chức lớp học xin lại phiếu thăm dò cũ và một phiếu mới để sửa lại ý kiến của mình.

Được hỏi, nếu được tích lại bạn sẽ chọn ô nào?

Trả lời: tích vào ô thứ nhất – thiết tha vào Đảng.

Hỏi: Vì sao bạn “bản lĩnh” tự nhận? nếu bạn không nhận cũng không sao mà; đa số những người tích vào ô bốn không tự nhận !

Trả lời: Dù cho tôi mới chỉ là quần chúng tham gia lớp “cảm tình Đảng” nhưng tôi nhận thấy mình cần có bản lĩnh dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Đó là phẩm chất của một người bình thường chứ nói tới là đảng viên.

Hỏi: Vì sao bạn lại thay đổi nhanh như vậy? Sau bốn ngày.

Trả lời: Chính các báo cáo viên đã thuyết phục tôi, và sự chuyển biến đó là thực lòng chứ hoàn toàn không phải là một sự “làm mầu, đánh bóng”, càng không phải là nói vuốt đuôi. Tôi không muốn vào Đảng trước khi học là thật lòng và rất thiết tha vào Đảng sau khi kết thúc khóa học cũng là thật lòng- đó là hai sự thật ngang nhau.

Hỏi: Còn “sự thật” nào bạn muốn “tâm sự” với các báo cáo viên ?

Trả lời: Thật lòng khi tham gia lớp học tôi không muốn vào Đảng vì:

Thứ nhất, mấy đảng viên xung quanh tôi (cả nơi làm việc và cư trú) không “hơn” gì tôi, thậm chí không ít lời nói, việc làm còn không bằng tôi; ở họ không có gì làm gương cho tôi phấn đấu.

Thứ hai, tôi nhận thấy người dân Việt Nam có trên 80 triệu (thời điểm của câu chuyện), trong khi đó có xấp xỉ 4 triệu đảng viện (hiện nay, thời điểm 30-9-2020, có 5.192.533 đảng viên). Như vậy, tỷ lệ đảng viên chỉ khoảng 5% dân số. Đa số công dân Việt Nam không phải là đảng viên. Hơn nữa, rất nhiều những công dân không phải đảng viên vẫn đang ngày đêm phấn đấu hy sinh học tập, lao động, công tác cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên tất cả các lĩnh vực, các mặt trận. Và, như vậy có thể suy ra rằng đa số những người không phải đảng viên đang góp sức, góp công, góp của thêu dệt nên gấm vóc của nước non này.

Thứ ba, vào đảng phải họp hành nhiều hơn.

Thứ tư, mất thêm một khoản thu nhập đóng đảng phí.

Sau khi học tôi thật lòng thiết tha vào Đảng bởi vì:

Thứ nhất, Những đảng viên “nhạt màu” mà tôi thấy ở trên chỉ là thiểu số, số ít, là con sâu trong nồi đại dương canh mênh mông. Vài chục, vài trăm, thậm chí vài chục nghìn đảng viên thoái hóa, biến chất, suy đồi về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa chỉ là con số rất nhỏ trong 4 triệu đảng viên đích thực.

Thứ hai, Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lớp lớp các thế hệ đảng viên hơn bảy thập kỷ qua hy sinh phấn đấu cho độc lập, tự do, thống nhất, hòa bình và phát triển vì dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã làm lay động trái tim và khối óc của tôi. Tôi nhận thấy rằng Đảng là một tổ chức chặt chẽ, khoa học của những người ưu tú, tiên phong, được vũ trang bằng Mác Lênin , tư tưởng Hồ chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, Đảng không có mục đích tự thân, chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là: hy sinh phấn đấu cho Tổ quốc được hoàn toàn độc lập, nhân dân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Thứ ba, đúng như các báo cáo viên đã thuyết phục tôi rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam, trong tất cả văn kiện, phát ngôn của mình chưa khi nào và không thấy chỗ nào dạy đảng viên làm việc xấu, xúi dục làm bậy. Tất cả sự hoạt động của Đảng theo nghĩa lớn nhất là toàn đảng cho tới chi bộ và đảng viên chỉ có một mục tiêu duy nhất là cống hiến hết mình cho giai cấp công nhân, cho khối liên minh công-nông-trí và cho cả dân tộc.

Thứ tư, khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng tôi được và phải đặt mình, khuôn mình theo tổ chức và kỷ luật của Đảng. Mỗi cá nhân chỉ có thể trưởng thành trong tổ chức, trong môi trường kỷ luật. Tự do chủ nghĩa chỉ đưa cá nhân tới trạng thái buông thả, không định hướng, thậm chí mất phương hướng và sớm muộn cũng đưa chân vào con đường nghiện ngập vật chất, thích hưởng thụ mà lười lao động. Tổ chức Đảng sẽ rèn giũa ta thành sản phẩm có ích, giống như Bác Hồ đã nêu gương “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

       Chi bộ Ban Kiểm tra – Kiểm toán

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.