“Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”.
Đồng chí Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mất đi một nhân cách trí tuệ, tài ba, đầy bản lĩnh, tư duy khoa học biện chứng, thực tiễn phong phú, lý luận uyên bác, vượt lên những suy nghĩ thông thường.
Với 80 năm tuổi đời, 57 tuổi Đảng, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời mình vì lý tưởng cao đẹp của Đảng, là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, Nhà lý luận xuất sắc của Đảng, suốt đời cốnghiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Di sản của cố Tổng bí thứ để lại vượt qua giá trị có thể đong đếm được, mà còn ở giá trị tinh thần to lớn là niềm tin, nguồn cổ vũ, cảm hứng và động lực để hậu thế tiếp bước công cuộc gìn giữ và dựng xây đất nước.
Sinh thời, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm đặc biệt, sự quan tâm, tin yêu, kỳ vọng vào Đoàn Thanh niên và thế hệ trẻ. Trong các bài phát biểu tại các sự kiện quan trọng của Đoàn, cố Tổng Bí thư luôn khẳng định thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia; đồng thời, có nhiều định hướng, chỉ đạo, truyền cảm hứng cho thanh niên, tổ chức Đoàn phát triển.
Tại Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027 Đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú có nhắc đến việc rèn luyện của thanh niên “Cũng như cây cối chỉ nảy lộc, đâm chồi vào mùa xuân, con người muốn tạo dựng được sự nghiệp có ích cho bản thân, cho xã hội, thì phải bắt đầu từ tuổi trẻ.”
Những hoài bão lớn lao bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Thanh niên ngày nay khi dấn thân trưởng thành phải đương đầu trước nhiều cám dỗ và thách thức. Để có thể vượt qua những cảm dỗ, thách thức đó thanh niền cần xây dựng lý tưởng xác định cho mình một mục tiêu cuộc đời đúng đắn.
Nhà triết học Willim B Irwin đã nhắc đến trong tác phẩm “Chủ nghĩa khắc kỷ” của mình “Những mục tiêu lớn lao trong đời là yếu tố cấu thành đầu tiên của một triết lý sống. Nếu bạn không có một mục tiêu lớn lao trong đời tức bạn không có một triết lý sống chặt chẽ.”
Nhưng tại sao triết lý sống lại quan trọng? William B Irwin luận rằng Vì nếu bạn không có nó, bạn sẽ có nguy cơ sống lầm lạc – bất kể bạn đã làm gì, bất kể mọi niềm vui thú mà bạn đã thụ hưởng lúc sinh thời, chung quy bạn vẫn sẽ sống một cuộc đời tồi tệ.
Nói cách khác, có nguy cơ vào lúc lâm chung, bạn sẽ nhìn lại và nhận ra rằng mình đã uống phí một cơ hội sống. Thay vì dành cuộc đời để theo đuổi điều gì đó thực sự đáng giá, bạn đã phung phí nó khi mặc cho bản thân bị xao nhãng trước vô số thứ phù phiếm mà cuộc đời đưa đến.
Để trả lời rằng mục tiêu của cuộc đời tôi là có được hạnh phúc thì thật dễ dàng. Nhưng để trả lời quan niệm thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc của con người là gì? Những điều kiện nào để cho con người được hạnh phúc? Thì không phải ai cũng có thể có được câu trả rõ ràng.
Bàn về hạnh phúc cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết như sau : “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”.
Nhìn từ góc độ triết học, câu nói trên của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi quan niệm về hạnh phúc được nhìn nhận, xem xét dưới tính hai mặt của một vấn đề cấu thành nên “Hạnh phúc của con người” về cơ bản có thể quy về hai yếu tố: vật chất và tinh thần, hai mặt của một vấn đề có mối quan hệ gắn bó hết sức chặt chẽ với với nhau, là điều kiện và tiền đề cho nhau để làm nên “Hạnh phúc của con người”.
Trước tiên ở mặt thứ nhất, cố Tổng Bí thư khẳng định: “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp”, có thể nói trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, những điều kiện vật chất xoay quanh chúng ta là những điều kiện không thể thiếu, đúng như C.Mác đã từng khẳng định: “Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa”.
Điều này chỉ ra rằng, “Hạnh phúc của con người” trước tiên đó chính là sự đảm bảo cho con người về mặt vật chất, sự giàu có về mặt vật chất, nó đối lập với sự nghèo đói, sự lạc hậu và yếu kém, tụt lùi về mặt kinh tế. Một đất nước, một quốc gia dân tộc nghèo nàn, lạc hậu về mặt kinh tế, thì đó là một dân tộc yếu, một dân tộc yếu, nghèo nàn, lạc hậu về mặt kinh tế thì cũng không thể nói đến có được sự hạnh phúc cho người dân.
Tuy nhiên, nếu chỉ coi “Hạnh phúc của con người” chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon mặc đẹp…lấy đó làm thước đo, tiêu chí, sự chuẩn mực và thậm chí trở thành lối sống (lối sống chạy theo đồng tiền) của một xã hội thì điều đó là chưa hẳn đã đúng, chưa chuẩn mực nếu chúng ta tuyệt đối hóa nó.
Đối với mỗi cá nhân và cả một xã hội, xét trong bối cảnh giới hạn của các nguồn lực thì việc chạy theo giá trị vật chất mang đến gánh nặng cho chính bản thân mỗi người và nguy hại cho sự phát triển hài hòa bền vững của xã hội.
Trong tác phẩm Best Seller “Sáu tỉ đường đến hạnh phúc” tác giả Stefan Klein đã chỉ ra trong nghiên cứu về “Chỉ số hạnh phúc của các quốc gia” rằng các quốc gia thịnh vượng hơn không đồng nghĩa với việc có được hạnh phúc hơn dựa trên tiêu chí của thu nhập bình quân đầu người và chỉ số hạnh phúc mức độ hài lòng.
Cụ thể các nước công nghiệp hóa phương Tây và cả các quốc gia phát triển tại Châu Á với thu nhập bình quân đầu người 30K-40K đô la nhưng chỉ số hạnh phúc lại thấp hơn nhiều khi so sánh chỉ số hạnh phúc với các quốc Mỹ la tinh nơi mà thu nhập bình quân chỉ 20K-30K đô la.
Tổng thống Uruguay Jose Mujica chia sẻ về phương châm của sống của Ngài “Người ta gọi tôi là tổng thống nghèo nhất, nhưng tôi không cảm thấy nghèo. ‘Người nghèo’ không phải là người sở hữu ít, mà là những người không biết thỏa mãn ham muốn dục vọng”.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”.
Rõ ràng, cách hiểu về “Hạnh phúc của con người”, được cố Tổng Bí thư nhìn nhận và khái quát rất biện chứng, rất hài hòa, thống nhất giữa yếu tố vật chất và tinh thần; ở góc độ ở mặt thứ hai, đó là đời sống tinh thần.
Khi nhắc đến sự “phong phú của tâm hồn” thì mỗi cá nhân đã tự mang đến cho mình một nguồn tài nguyên vô tận để có được “hạnh phúc”. Nếu như vật chất bị giới hạn bởi các nguồn lực thì sự “phong phú của tâm hồn” không thể bị giới hạn. Vì “sự phong phú của tâm hồn’ nằm ở mức độ khai mở của mỗi cá nhân với những giá trị tinh thần tốt đẹp của nhân loại, của mỗi quốc gia nền văn hóa, mỗi dân tộc.
“Sự phong phú của tâm hồn’’ của tâm hồn người Việt nằm ở giá trị tinh thần đã được hun đúc và những giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam tự hào qua hàng ngàn năm lịch lịch sử.
Sự phong phú về tâm hồn người Việt Nam, nó đối lập với sự nghèo nàn, vô cảm trong đời sống tâm hồn; “được sống trong tình thương và lòng nhân ái” nó đối lập với sống trong sự thù ghét và lòng căm giận; “lẽ phải và sự công bằng” nó đối lập với việc con người sống trong một xã hội giả dối, sai trái với đạo lý và sự không công bằng.
Mặt khác, không chỉ dừng lại ở góc độ văn hóa thuần túy, mà đó chính là mang nét đặc sắc riêng phản ánh cốt cách, khí phách của tâm hồn và trí tuệ con người Việt Nam được hun đúc từ hàng nghìn năm của lịch sử phát triển dân tộc đó chính là “sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.
Có thể khẳng định, đây là những phẩm giá và lương tri, trí tuệ mà bác ái mang giá trị nhân văn cao cả của nền văn hóa Việt Nam hướng đến nhằm xây dựng “Hạnh phúc của con người”.
Ý nghĩa đối với việc hình thành lý tưởng cao đẹp đối Thanh niên Việt Nam hiện nay
Câu nói của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực sự có sức lan tỏa, sâu sắc mà thấm thía đối với mỗi Thanh niên trong thời kỳ hiện nay, điều này có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhận thức về lý tưởng cao đẹp, niềm tin yêu trong cuộc sống, đặt ra những trọng trách, nỗ lực phấn đấu không ngừng, phương châm sống của tuổi thanh xuân, đúng như nhà thơ nổi tiếng người Nga – Maxim Gorky đã nói “Chỉ có hai hình thức sống: thối rữa và cháy bùng. Bọn hèn nhát và tham lam chọn lối sống thứ nhất, những người dũng cảm và rộng lượng chọn lối thứ hai” (Bài thơ ĐỒNG HỒ).
Đúng vậy, thanh niên Việt Nam không thể sống: “thối rữa”, không thể sống như “bọn hèn nhát và tham lam”, mà phải sống một cuộc đời có giá trị, có ý nghĩa, sống nhiệt huyết và “cháy bùng” như ngọn lửa của cách mạng, một lòng theo Đảng, theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại, sống như những người dũng cảm và rộng lượng hòa chung vào nhịp đập sự phát triển đất nước.
Tôi rất tâm đắc với quan điểm của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng năm 2017 khi còn làm Tổng giám đốc Viettel, trong bài phát biểu tại Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS HCM Tập đoàn Viettel lần thứ V khi Tổng giám đốc cho rằng: “Phải dấn thân mới có thể làm nên những điều vĩ đại trong cuộc đời mình”. “Bởi vì ai cũng có một thời tuổi trẻ. Vì vậy, khi chúng ta có sức khoẻ, có thời gian, có đam mê, có sự liều lĩnh thì đừng để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. Bởi vì cái gì cũng có thể lấy lại được, nhưng không thể lấy lại tuổi trẻ. Tài sản quý nhất của tuổi trẻ chính là thời gian. Nỗi sợ lớn nhất của tuổi trẻ là phí hoài thời gian mà không học hỏi được điều gì quý giá. Hãy lăn xả, hãy dấn thân, hãy làm những gì mình chưa từng bao giờ nghĩ mình có thể làm được. Điều kì diệu của tuổi trẻ không ở chỗ có thể làm ra mọi thứ, mà ở chỗ luôn hy vọng làm ra mọi thứ… Một tuổi trẻ giàu có là một tuổi trẻ có nhiều trải nghiệm”.
Rõ ràng, khát vọng và ý chí vươn lên của tuổi trẻ là vô tận, tư tưởng “dấn thân” của tuổi thanh xuân, mong muốn được đóng đóng góp có giá trị to lớn (vật chất và tinh thần) nhằm làm giàu cho quê, đất nước, sống có hoài bão; mặt khác, thanh niên sống trong tâm thế của mình cần có “sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”, đó cũng chính là lẽ sống, sống có lý tưởng cao đẹp, là niềm hạnh phúc của thanh niên được hòa mình trong niềm hạnh phúc chung của nhân dân, đất nước.
Những lời căn dặn của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với thanh niên ( Trích bao thanh niên số online )
Cùng nhau rèn đức luyện tài
Còn nhớ năm 2011, ngay sau khi được bầu làm Tổng Bí thư tại ĐH Đảng lần thứ XI, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 – 26.3.2011) và đón nhận Huân chương Sao vàng (lần 2). Tại đây, cố Tổng Bí thư đã có bài phát biểu căn dặn tuổi trẻ VN rèn đức luyện tài, xung kích đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cố Tổng Bí thư nói: “Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn gửi trọn niềm tin yêu vào thế hệ trẻ – những người chủ tương lai của nước nhà, rường cột của dân tộc, lực lượng xung kích sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Cố Tổng Bí thư đã căn dặn và tin tưởng tuổi trẻ Việt Nam sẽ làm hết sức mình, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân giữ vững các thành quả cách mạng, thực hiện bằng được mục tiêu cao cả: xây dựng Tổ quốc ta ngày càng hùng cường, đất nước ta ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, như Bác Hồ hằng mong ước. Nếu không làm được như vậy là hổ thẹn với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với cha ông chúng ta.
Đồng thời, cố Tổng Bí thư đề nghị tuổi trẻ ở mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài hãy cùng nhau rèn đức, luyện tài, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ra sức học tập, rèn luyện, tiếp thu tinh hoa văn hóa, khoa học, công nghệ hiện đại của nhân loại để trở thành một lớp người mới, một nguồn nhân lực có tri thức, chất lượng cao, cống hiến xây dựng đất nước ta phát triển nhanh và bền vững.
Hãy luôn xung kích tiến lên
Tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cố Tổng Bí thư một lần nữa nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đặt niềm tin yêu và kỳ vọng vào thế hệ trẻ. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước, cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tiên phong, xung kích, sáng tạo của thanh niên với tư cách là lực lượng xã hội đông đảo, trẻ tuổi, giàu tiềm năng.
Điều đó đòi hỏi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải tiếp tục đổi mới hơn nữa, nâng cao hơn nữa chất lượng, nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả phong trào hành động cách mạng, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên”, cố Tổng Bí thư nói.
Tại buổi lễ này, cố Tổng Bí thư nhắn gửi thế hệ trẻ: “Tôi mong các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn đoàn viên, đảng viên trẻ hãy luôn luôn ghi nhớ ý nghĩa của chiếc huy hiệu mà các bạn đang đeo trang trọng trên ngực áo với lời Bác kính yêu căn dặn “Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Hãy luôn xung kích tiến lên trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, xứng đáng với kỳ vọng và niềm tin yêu của Đảng, Bác Hồ và nhân dân cả nước đối với thế hệ trẻ”.
Thực hiện được sứ mệnh lịch sử
Có lẽ để lại dấu ấn sâu sắc nhất đối với thế hệ trẻ là trong các kỳ đại hội như: Đại hội Đoàn toàn quốc, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên VN, Đại hội Hội Sinh viên VN… Tổng Bí thư đều đến dự và có những phát biểu truyền cảm hứng trong thế hệ trẻ.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lần thứ X nhiệm kỳ 2012 – 2017, cố Tổng Bí thư nói: “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Vấn đề thanh niên và công tác thanh niên luôn được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng, đặt niềm tin sâu sắc vào lực lượng thanh niên và tổ chức Đoàn.
Song bản thân thanh niên và tổ chức Đoàn cũng cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò và sứ mệnh của mình, nâng cao thức trách nhiệm, không ngừng nỗ lực phấn đấu học tập, dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ tri thức, đạo đức cách mạng để thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2017 – 2022, cố Tổng Bí thư đề nghị tổ chức Đoàn cần tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Cố Tổng Bí thư căn dặn: “Thanh niên Việt Nam phải biết yêu thương, quý trọng con người, sống có văn hoá, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, sẻ chia, nhân ái; có tinh thần dũng cảm bảo vệ cái đúng, cái tiến bộ; đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, cản trở sự phát triển; cần cù, sáng tạo trong lao động, lập nghiệp; dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc”.
Thanh niên phải tiên phong
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027, Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh và nhắn gửi tới thế hệ trẻ cả nước hai chữ “Tiên phong”. Trong đó, thanh niên phải tiên phong trong lao động, sản xuất, sáng tạo, thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; tiên phong, tình nguyện trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; trong những việc khó, việc mới; sẵn sàng chia sẻ vì cộng đồng; xung phong đến với những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; đến với những người nghèo, người yếu thế; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần…
Tại Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cố Tổng Bí thư cũng đề nghị xây dựng một lớp thanh niên có tâm, có trí, có tài, có tính tự trọng và tự chủ. Cố Tổng Bí thư nói: “Tự trọng là có ý thức giữ gìn nhân cách, hình ảnh tốt đẹp của bản thân, của cộng đồng, của đất nước; biết gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc. “Tự chủ” là có khả năng tư duy độc lập, làm chủ bản thân; có “sức đề kháng”, biết chọn lọc điều hay, lẽ phải; học tập, lao động, cống hiến bằng chính năng lực của bản thân, không bị tác động bởi những âm mưu và hành vi xấu, độc, tiêu cực…
Nhất định các đồng chí phải làm chủ nước nhà một cách chắc chắn nhất
Trong những năm tháng công tác, dù bận những công việc lớn lao nhưng cố Tổng Bí thư vẫn dành thời gian gặp gỡ, trực tiếp động viên những tấm gương tiêu biểu trong thanh niên để truyền động lực và tình yêu thương cho thế hệ trẻ. Sự gần gũi ân cần của Tổng Bí thư khiến những người có may mắn được gặp đều cảm thấy vô cùng xúc động.
Tại buổi gặp mặt các đảng viên trẻ tiêu biểu, xuất sắc của thủ đô, cố Tổng Bí thư nói: “Tôi nghĩ, đã là đảng viên cộng sản thì không có sự phân biệt trẻ hay già, nam hay nữ, không phân biệt cấp bậc, chức vụ, cương vị công tác…
Dù ở vị trí nào, làm công việc gì, tất cả đều có một mẫu số chung, tiêu chí chung để đánh giá: đó là có thực sự đóng được vai trò tiên phong, gương mẫu không? Trong Điều lệ Đảng đã xác định, đảng viên trước hết phải tiên phong, gương mẫu.
Tiên phong có nghĩa là đi đầu; gương mẫu tức là làm mẫu, làm gương cho người khác noi theo. Tiên phong cả về tư tưởng, sự hiểu biết và về hành động thực tế; những nơi nào khó khăn nhất, gian khổ nhất, hy sinh nhiều nhất cần có mặt của đảng viên. Gương mẫu cả trong việc làm, trong đời sống thường ngày, từ phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, cư xử đều phải gương mẫu. Ai làm được điều đó thì đều là vẻ vang”.
Làm gì cũng phải vì đất nước
Tại buổi gặp gỡ đảng viên trẻ tiêu biểu toàn quốc học tập và làm theo lời Bác nhân 50 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Tổng Bí thư cũng có cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với các bạn trẻ.
Cố Tổng Bí thư chia sẻ về hành trình công tác của mình từ tuổi nhi đồng cũng tham gia công tác Đội, đến tuổi thanh niên làm Bí thư Chi đoàn mong muốn các bạn trẻ phấn đấu để sau này có thể vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng. Đặc biệt trong buổi gặp gỡ này, cố Tổng Bí thư dành nhiều thời gian để nói với các đảng viên trẻ về đức và tài.
“Bác Hồ dạy việc đầu tiên là về Đảng phải tiên phong, gương mẫu, tất nhiên trên từng lĩnh vực chứ không ai giỏi toàn diện, làm tất cả mọi việc. Để tiên phong, gương mẫu thì phải có điều kiện, không phải ai cũng tiên phong, gương mẫu được. Muốn tiên phong, gương mẫu thì cần rất nhiều thứ. Các đồng chí đã có nhiều phong trào, trong Điều lệ Đoàn, phương hướng công tác mà Ban Chấp hành T.Ư Đoàn đề ra, Đảng đề ra.
Có phải chăng chỉ cần hai thứ: Phải có đức, phải có tài. Đức đi đôi với tài nhưng đức phải là gốc, đức phải trước tiên. Muốn làm tốt nhiệm vụ của mình mà lại ở vai trò tiên phong, gương mẫu thì càng phải có đức và có tài, vừa có tài vừa có đức. Người không có tài thì không làm được việc gì cả, nhưng có tài mà không có đức thì phá cả cách mạng”, cố Tổng Bí thư nhắn nhủ.
Lẩy các câu Kiều của Nguyễn Du để răn dạy con người về đức và tài, cố Tổng Bí thư nói: “Trong mối quan hệ tài và đức rất biện chứng ấy thì đức lại là gốc, có đức mới có thể làm được những việc nhân nghĩa, đúng đắn. Chúng ta là đảng viên trẻ, triển vọng còn nhiều, thời gian cống hiến rất lâu dài, nhiệm vụ, trách nhiệm của các đồng chí sẽ rất nặng nề cho nên phải rèn luyện để có đức, có tài.
“Rèn đức, luyện tài” trong đó đức phải là gốc, đức không phải chỉ là ăn ở, đối xử với nhau hằng ngày (cái đó là lẽ thông thường), đức là sự trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên tối cao, làm cái gì cũng phải vì đất nước, vì Tổ quốc này”.