Gốm Chu Đậu – khoác trên mình dòng chảy lịch sử Việt Nam (phần 1)

Gốm Chu Đậu có niên đại vào khoảng thế kỷ XIII – XIV, phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV-XVI, là dòng gốm mỹ nghệ cao cấp được vua quan rất ưa chuộng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gốm Chu Đậu được hình thành và phát triển thăng trầm theo dòng chảy của lịch sử Việt Nam. Chu Đậu (theo tiếng Hán là bến thuyền đỗ), là một xã thuộc huyện Thanh Lâm, châu Nam Sách, trấn Hải Dương vào thế kỷ XV, nằm liền kề với tả ngạn sông Thái Bình (một nhánh của Lục Đầu giang), có thể về kinh đô Thăng Long, có thể ra biển rất thuận lợi cho giao thương, buôn bán.

alt text
Gốm Chu Đậu được hình thành và phát triển thăng trầm theo dòng chảy của lịch sử Việt Nam. (Ảnh: VNAMALL).

Gốm Chu Đậu có niên đại vào khoảng thế kỷ XIII – XIV, phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV-XVI, là dòng gốm mỹ nghệ cao cấp được vua quan rất ưa chuộng. Tuy nhiên sang thế kỷ XVII, gốm Chu Đậu bị thất truyền bởi cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Mạc tại vùng châu Nam Sách.

alt text
Làng gốm cổ Chu Đậu được hồi sinh bắt nguồn từ một lá thư của ngài Makoto Anabuki. (Ảnh: VNAMALL).

Sau khi thất truyền nghề gốm, làng Chu Đậu chỉ được biết đến với nghề dệt chiếu. Dân làng lúc đó chỉ còn biết làm ruộng và dệt chiếu, họ không biết làm đồ gốm nữa và cũng không ngờ rằng ông cha họ đã từng làm được những đồ gốm tinh xảo, tuyệt mỹ. Các lò gốm ngày xưa đến nay đã nằm sâu dưới vườn tược, ruộng nương. Dấu vết của gốm đã bị chìm sâu dưới lòng đất, biến mất hẳn trong ký ức của dân làng.

Làng gốm cổ Chu Đậu được hồi sinh bắt nguồn từ một lá thư của ngài Makoto Anabuki (Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản) gửi ông Ngô Duy Đông (Bí thư tỉnh ủy Hải Hưng) vào năm 1980. 

Trong bức thư, ngài cho biết trong chuyến công tác tới Thổ Nhĩ Kỳ, ông có dịp vào thăm bảo tàng Tokapi Saray ở thủ đô Istanbul vã đã được chiêm ngưỡng bình gốm hoa lam cổ cao 54cm của Việt Nam (báu vật của Thổ Nhĩ Kỳ được mua bảo hiểm với giá 1 triệu USD. Trên bình có ghi 13 chữ Hán “ Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút”. Có nghĩa là vào năm Thái Hòa thứ 8 (năm 1450), thợ gốm họ Bùi, người châu Nam Sách vẽ chơi. Ông đã nhờ ông Ngô Duy Đông xác định cho ngài rằng vào thời vua Lê Nhân Tông có Nam Sách châu không? Ở địa danh nào? Bà Bùi Thị Hý là người như thế nào? Học kỹ thuật vẽ gốm ở đâu và sản xuất gốm đặt ở vị trí nào? Đây là điều rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử thủ công nghiệp và vai trò của người phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Lá thư đó là chất xúc tác thúc đẩy các nhà khảo cổ tìm hiểu về một dòng gốm mỹ nghệ ở Nam Sách xưa. Năm 1983, việc tìm kiếm vết tích gốm cổ Chu Đậu được bắt đầu. (Còn tiếp).

Khám phá ngay những sản phẩm gốm cổ Chu Đậu trên VNAMALL.

Mua sắm ngay: https://vnamall.vietnamairlines.com/

Hotline: 1900 1033

Email: vnamall@vietnamairlines.com

Huyen Nguyen – DMD

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.