PTB Nguyễn Bùi Lâm: Ký kết thỏa thuận không cạnh tranh sẽ đảm bảo hoạt động SXKD của TCT

Nhằm giúp CBNV hiểu rõ hơn về Thỏa thuận không làm việc cho đối thủ cạnh tranh mà TCT sẽ triển khai trong thời gian tới đây, TTNB đã có buổi phỏng vấn với Phó trưởng Ban TCNL Nguyễn Bùi Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thưa ông, đâu là lý do để TCT triển khai ký kết thỏa thuận không cạnh tranh?

Trong quá trình làm việc, NLĐ có thể được tiếp cận với các thông tin mật của doanh nghiệp như: các bí mật kinh doanh, bí quyết công nghệ sản xuất, chiến lược kinh doanh, thông tin khách hàng,.. Với những thông tin mật có được, các đối thủ cạnh tranh luôn sẵn sàng lôi kéo NLĐ sang làm việc gây thiệt hại cho doanh nghiệp khi NLĐ tiết lộ các thông tin này. Để phòng ngừa rủi ro, doanh nghiệp khi tuyển dụng thường yêu cầu NLĐ ký kết thỏa thuận cam kết không tiết lộ thông tin mật của doanh nghiệp trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp và sau khi nghỉ việc sẽ không được làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp cho đối thủ cạnh tranh trong một khoảng thời gian nhất định.

Thưa ông, việc ký kết thỏa thuận này với CBNV có ý nghĩa như thế nào đối với TCT?

Việc ký kết thỏa thuận này với CBNV đảm bảo các thông tin mật của doanh nghiệp như đã nêu trên đây không bị lộ cho các đối thủ cạnh tranh, đảm bảo hoạt động hoạt động SXKD của TCT được ổn định và phát triển. Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của NLĐ trong bảo vệ thông tin SXKD của TCT.

Phó trưởng Ban TCNL Nguyễn Bùi Lâm chia sẻ thông tin về thoả thuận không làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc 1 năm.

Vì sao chúng ta yêu cầu CBNV cam kết về việc không làm cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc ở VNA 1 năm? Việc này có vi phạm Luật lao động hay một bộ luật nào khác?

TCT đã tốn rất nhiều chi phí và thời gian để huấn luyện, đào tạo NLĐ làm việc và gắn bó với TCT. Tuy nhiên, khi NLĐ chuyển sang công ty đối thủ cạnh tranh không chỉ làm ảnh hưởng đến nguồn lực của TCT mà còn dẫn đến nhiều thiệt hại về việc rò rỉ thông tin kinh doanh, hệ thống tài liệu các quy trình của TCT.

Việc ký kết thoả thuận này không vi phạm luật lao động hay một luật nào khác, đây là thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ vì sự phát triển chung của doanh nghiệp và cả lợi ích của NLĐ.

Thực tế việc triển khai thỏa thuận không cạnh tranh đã được pháp luật thừa nhận, nhiều doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã triển khai.

Theo Luật Cán bộ, Công chức số 22/2008/QH12, tại Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước quy định: Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

Những cơ sở pháp lý để TCT ban hành việc ký kết thỏa thuận này là gì thưa ông?

Để đảm bảo quyền lợi cho NSDLĐ, pháp luật ghi nhận nội dung sau tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật lao động 2012:

“Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.”

Đồng thời ngày 12/6/2018, Tòa án nhân dân TPHCM đã ra phán quyết thừa nhận thỏa thuận không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh có hiệu lực thi hành, được pháp luật bảo đảm thực thi. Đây là một trong những nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. 

Cụ thể như sau: Sau khi ký HĐLĐ với Công ty TNHH Recess (quận 1, TP HCM) ở vị trí Trưởng bộ phận tuyển dụng, bà Đ.T.M.Tr ký tiếp với công ty NDA (thỏa thuận không cạnh tranh). Thỏa thuận này quy định, khi bà Tr. kết thúc việc làm với Recess, trong 12 tháng, không xét đến nguyên nhân chấm dứt HĐLĐ, bà Tr. không được làm những công việc tương tự ở các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh hoặc những đơn vị liên kết, đối tác của công ty, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường.

Sau khi bà Tr. thôi việc, phát hiện bà đang làm cho một DN kinh doanh cùng lĩnh vực, công ty đã lập vi bằng và khởi kiện bà Tr. tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). Không phục phán quyết của VIAC, bà Tr. gửi đơn lên TAND TP HCM. Sau phán quyết của VIAC, TAND TP HCM một lần nữa bác bỏ yêu cầu của bà Tr. 

Đối với CBNV việc ký thỏa thuận không cạnh tranh này có ý nghĩa thế nào?

Việc ký kết thỏa thuận không cạnh tranh đảm bảo các thông tin mật của doanh nghiệp như: các bí mật kinh doanh, bí quyết công nghệ sản xuất, chiến lược kinh doanh, thông tin khách hàng,.. không bị lộ cho các đối thủ cạnh tranh, đảm bảo hoạt động hoạt động SXKD của TCT được ổn định và phát triển do đó việc làm và thu nhập của người lao động cũng như các khoản phúc lợi khác (BH sức khỏe, BH hưu trí tự nguyện, chế độ nghỉ mát,…) được đảm bảo.

Với ứng viên sẽ thi tuyển vào VNA, sẽ cần lưu ý những điều gì, thưa ông?

Đối với những ứng viên thi tuyển vào VNA các bạn cần tìm hiểu kỹ về VNA và xác định gắn bó, đồng hành cùng VNA phát triển.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.