VNA tham dự Hội nghị phát triển sân bay và hàng không Việt Nam

Tầm nhìn của VNA là trở thành một trong những hãng hàng không được ưa thích nhất châu Á. VNA đang và sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng với các dịch vụ cao cấp cũng như tạo ra môi trường làm việc năng động cho CBNV.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
Toàn cảnh Hội nghị phát triển sân bay và hàng không Việt Nam.

Sáng ngày 12/6, PTGĐ Lê Hồng Hà cùng Trưởng ban KHPT Nguyễn Quang Trung đã tham dự Hội nghị phát triển sân bay và hàng không Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, PTGĐ Lê Hồng Hà đã trình bày về lịch sử hình thành và phát triển của VNA – sứ mệnh và tầm nhìn, trình bày về mô hình VNA Group, về hiệu suất tổng quan và kế hoạch phát triển của hãng trong tương lai.

Năm 1995, VNA được thành lập với tư cách hãng hàng không quốc gia chính thức của đất nước. 7 năm sau, năm 2002, VNA đã giới thiệu logo Bông sen vàng mới, khẳng định sự cải thiện vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới và phát triển đội tàu. Chiếc máy bay Boeing 777 hiện đại đầu tiên được đưa vào hoạt động năm 2003 đã đặt dấu mốc điểm bắt đầu khởi động một đội tàu hiện đại hóa ở Đông Nam Á. Trong những năm tiếp theo, VNA trở thành thành viên chính thức của IATA vào năm 2006, gia nhập Liên minh SkyTeam năm 2010, khẳng định vị thế mới trên bản đồ hàng không thế giới với tư cách là đối tác chiến lược của SkyTeam tại khu vực Đông Nam Á. Do đó, VNA chính thức được công nhận là hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn Skytrax năm 2016 và duy trì cho đến nay đã được 4 năm.

PTGĐ Lê Hồng Hà cho biết, Tầm nhìn của VNA là trở thành một trong những hãng hàng không được ưa thích nhất châu Á. VNA đang và sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng với các dịch vụ cao cấp cũng như tạo ra môi trường làm việc sôi động cho CBNV.

VNA cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể như: Dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam và ASEAN, được bình chọn là hãng hàng không chất lượng dịch vụ 4 sao và bản sắc văn hóa độc đáo, mở rộng mạng bay rộng khắp toàn cầu, tích cực khuyến khích phát triển kinh doanh và du lịch tại Việt Nam, đặt mục tiêu biến Hà Nội thành một trung tâm du lịch và cửa ngõ đi đến toàn châu Á.

alt text
PTGĐ Lê Hồng Hà trình bày về lịch sử, tầm nhìn và kế hoạch tương lai của VNA.

Về kế hoạch phát triển tương lai của VNA. Đối với mạng lưới trong nước, VNA sẽ tiếp tục phát triển mạng đường bay khởi hành từ các thành phố Hà Nội – Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh; quảng bá các điểm trung tâm mới như Hải Phòng và Cần Thơ; tiếp tục phối hợp với JPA và VASCO trong việc cung cấp sản phẩm phục vụ hành khách.

Đối với mạng lưới quốc tế ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Thái Bình Dương, PTGĐ Lê Hồng Hà tin rằng đây là mạng quan trọng nhất về hiệu quả hoạt động. VNA sẽ tiếp tục tăng tần suất chuyến bay và sử dụng máy bay thân rộng để cải thiện lịch bay hiện tại 2 chuyến/ngày/tuyến; tiến hành nghiên cứu để mở các đường bay mới từ Trung Á đến khu vực Đông Bắc Á, các đường bay mới đến Philippines và các điểm đến khác trong ASEAN, đồng thời xem xét mở tuyến Hà Nội – Melbourne và tìm kiếm cơ hội khám phá các điểm đến mới ở Brisbane hoặc Perth.

Đối với mạng lưới tiểu vùng Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam (CLMV), Đây là mạng có ý nghĩa chính trị lớn. VNA cần duy trì khả năng cạnh tranh hiệu quả tại  Bangkok; phát triển thêm các sản phẩm kết nối các điểm du lịch ở miền Trung Việt Nam và khu vực Đông Dương và phối hợp với K6 để hỗ trợ các sản phẩm của VNA.

Đối với mạng bay đường dài liên lục địa: Đây là mạng lưới chiến lược dài hạn được phân tích và phát triển cẩn thận. VNA đang tiến hành lựa chọn thêm một vài điểm đến ở châu Âu cũng như xem xét các đường bay mới đến Los Angeles hoặc San Francisco trên cơ sở đảm bảo hiệu quả hoạt động chung của toàn bộ mạng.

VNA đã năng động mở rộng mạng lưới nhanh chóng cả về điểm đến, tần suất và năng lực cũng như thông qua hợp tác liên doanh, codeshare với 26 hãng hàng không từ các hãng hàng không quốc gia đến các hãng lớn trong khu vực, cụ thể như Air France, Aeroflot, EL AL Israel Airlines, ANA, Korea Air, Garuda Indonesia, Bangkok Airways… Hợp tác codeshare giúp tăng cường đáng kể sự thuận tiện cho hành khách và tăng sự hiện diện của VNA tại thị trường nước ngoài.

alt text
Trưởng ban KHPT Nguyễn Quang Trung tọa đàm với các khách mời về việc xây dựng sân bay trung chuyển lớn tại Việt Nam.

Trưởng ban KHPT Nguyễn Quang Trung tiếp đó đã tham dự vào chuyên mục tọa đàm với đại diện các cơ quan hàng không, cảng hàng không quốc tế, thảo luận về việc phát triển và xây dựng một điểm trung chuyển hàng không mang tầm cỡ thế giới ở Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, đến 2025, Việt Nam dự kiến sẽ có 23 sân bay, trong đó có 10 sân bay là sân bay quốc tế. Con số này tiếp tục sẽ 28 vào năm 2030. Khi được hỏi về những thách thức của Việt Nam trong quá trình xây dựng liên tiếp nhiều sân bay, Trưởng ban KHPT Nguyễn Quang Trung cho rằng, bất cứ một quốc gia phát triển nào cũng cần có một sân bay là điểm trung chuyển chính. Hiện tại, không có hãng hàng không Mỹ nào bay thẳng tới Việt Nam và số lượng hãng từ Châu Âu cũng rất giới hạn. Lý do vì Việt Nam không có một sân bay nào là điểm trung chuyển lớn. Thay vì số lượng sân bay, cần phải có một sân bay mang tính cạnh tranh cao. Nhưng vấn đề quan trọng nằm ở mức tải. Sân bay ở Việt Nam chỉ có mức tải đến 7 triệu khách, do khi dung lượng khách thị trường thực tế đạt hơn 100 triệu. Vì vậy, để có được một điểm trung chuyển lớn, việc cải thiện cơ sở hạ tầng và cải tổ quá trình phục vụ là tối ưu.

alt text
Hội nghị là dịp để điểm lại quá trình phát triển, tầm nhìn và kế hoạch của VNA cũng như các sân bay Việt Nam nói chung.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.