Việt Nam sẽ có 31 cảng hàng không vào năm 2050

Theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2050 Việt Nam có thể có 31 cảng hàng không hoạt động với tổng công suất phục vụ vào khoảng 500 triệu hành khách/năm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tập trung đầu tư cảng hàng không lớn, nâng cấp cảng hiện hữu

Cũng theo dự thảo, trong giai đoạn 2021-2030, Việt Nam sẽ ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại hai khu vực Hà Nội và TP.HCM: xây dựng sân bay quốc tế 

Long Thành giai đoạn 1 (công suất 25 triệu hành khách/năm); xây dựng nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (công suất 20 triệu hành khách/năm); mở rộng nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài (nâng công suất lên 15 triệu hành khách/năm), xây dựng đường cất hạ cánh số 3, nhà ga T3 sân bay quốc tế Nội Bài… 

alt text
Nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1. (Ảnh: ACV).

22 cảng hàng không hiện hữu sẽ từng bước được nâng cấp nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả hơn. Cùng với đó, 6 cảng hàng không mới cũng được đề xuất thêm, nâng tổng số cảng hàng không của cả nước lên 28 cảng, bao gồm 14 sân bay quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 sân bay quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo). Dự kiến, tổng công suất phục vụ vào khoảng 283 triệu khách/năm. Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn này khoảng 400.000 tỷ đồng. 

Đến năm 2050, Đề án quy hoạch kiến nghị hình thành 31 cảng hàng không. Trong đó, hồ sơ để mở việc nghiên cứu quy hoạch, xây dựng sân bay tại các đảo (như Lý Sơn, Phú Quý…), quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; quy hoạch đường cất hạ cánh số 3 tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; xây dựng cảng hàng không tại một số sân bay quân sự trong trường hợp đủ điều kiện. Đối với sân bay thứ hai vùng Thủ đô, dự thảo quy hoạch chỉ xác định là xây dựng tại Đông Nam Thủ đô Hà Nội nhưng chưa xác định được vị trí chính xác,… Số vốn để đầu tư và nâng cấp các sân bay giai đoạn này dự kiến khoảng 596.352 tỷ đồng. 

Để quá trình triển khai quy hoạch diễn ra hiệu quả, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật để có thể huy động nguồn vốn ngoài ngân sách, theo phương thức nhượng quyền đầu tư, khai thác cảng hàng không. Bên cạnh đó, Bộ cũng xây dựng và ban hành quy định về lựa chọn nhà đầu tư đối với công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng, nghiên cứu xây dựng cơ chế đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cảng, công trình bảo đảm hoạt động bay. 

Đối với cảng hiện đang khai thác, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nghiên cứu xây dựng cơ chế phân cấp quản lý các cảng để địa phương có thể huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp, mở rộng các cảng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 

Vì sao cần quy hoạch sân bay? 

Trong khoảng chục năm trở lại đây, hàng không Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ, thậm chí được xếp vào nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng không hàng đầu thế giới. 

Tuy nhiên, hệ thống 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay quốc nội hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác thực tế, khiến cho tình trạng quá tải diễn ra thường xuyên. Tình trạng ùn tắc tại các sân bay, đặc biệt là 2 sân bay lớn nhất cả nước: Nội Bài và Tân Sơn Nhất liên tục diễn ra.

Cũng bởi lẽ đó, năm 2020, dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất chính thức được triển khai. Hiện cả 2 giai đoạn của dự án đều đã hoàn thành, giúp 2 cảng hàng không lớn nhất nước cải thiện tương đối năng lực vận tải. 

Tuy nhiên, giới chuyên môn nhìn nhận đây chỉ là giải pháp ngắn hạn. Về lâu dài, việc xây dựng thêm các sân bay mới cũng như mở rộng, nâng cấp một số sân bay hiện hữu được tính đến như giải pháp hữu hiệu nhất. 

alt text
Việt Nam sẽ có 31 cảng hàng không vào năm 2050. (Ảnh: VNA).

Vẫn còn nhiều vấn đề phải xem xét 

Đầu tư sân bay không đơn thuần như dự án bình thường, không chỉ có đất mà còn liên quan phương thức bay, cất, hạ cánh, nghiên cứu hướng gió, khí hậu, thời tiết trong 5-10 năm, có thể vài chục năm để có đường bay ổn định. Hơn nữa, thu hồi vốn sân bay rất lâu, khi quy hoạch rồi mà nhà đầu tư không làm nữa thì lãng phí. Bởi vậy, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) – đơn vị lập quy hoạch đã công bố 6 tiêu chí quy hoạch sân bay. 

Các tiêu chí gồm: Dự báo nhu cầu vận tải đường không; điều kiện tự nhiên nơi bố trí cảng; tiềm năng và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm quốc phòng – an ninh cho khu vực; khả năng phục vụ khẩn nguy cứu trợ. Cuối cùng là khoảng cách từ sân bay đến trung tâm đô thị và sân bay lân cận. 

Sân bay đưa vào quy hoạch phải dựa trên tổng thể nhu cầu phát triển của kinh tế – xã hội, nhu cầu vận tải có thật của địa phương, khu vực, chứ không chỉ là mong muốn của nhà đầu tư. 

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, đã có 11 đề xuất xây dựng sân bay tại các tỉnh bị Bộ Giao thông Vận tải bác bỏ, bao gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Đắk Nông, Ninh Bình, Hà Giang, Hòa Bình, Bình Phước, Kon Tum, Hà Tĩnh, Trà Vinh và Ninh Thuận.

Việc mở rộng, nâng cấp hạ tầng hàng không có ý nghĩa lớn trong quá trình tạo ra động lực cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, quy hoạch sao cho hiệu quả, tối ưu hoạt động khai thác mà vẫn không dư thừa, lãng phí tài nguyên là vấn đề quan trọng cần được xem xét. 

Theo Spirit N.07

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.