Những câu hỏi thường gặp về chính sách BHSK mới (Kỳ 1)

Bảo hiểm sức khỏe là giải pháp được TCT lựa chọn nhằm giúp CBNV giảm đi gánh nặng cũng như nỗi lo về kinh tế khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả NLĐ đều nắm rõ mọi quyền lợi trong gói bảo hiểm giai đoạn 2021-2023. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất và câu trả lời đã được Ban Pháp Chế tổng hợp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Hiệu lực của Đơn bảo hiểm

Q: Thời hạn bảo hiểm cho 03 năm từ 15/5/2021 đến 31/12/2024 đúng không?  Trường hợp tôi nghỉ hưu trong thời gian đó có được tiếp tục sử dụng bảo hiểm không?

A: HLBH từ 15/05/2021 – 14/05/2024, Đơn BH của từng NLĐ sẽ tự động hết hiệu lực cùng ngày với ngày chấm dứt HĐ lao động với VNA. Do vậy, khi NLĐ nghỉ hưu, chương trình bảo hiểm này sẽ tự động chấm dứt từ ngày NLĐ nghỉ hưu.

Q: Tôi đang điều trị bệnh từ trước 15/5/2021 thì có được Bảo Minh chi trả các chi phí phát sinh từ ngày 15/5/2021 không?

A: Được chi trả các chi phí y tế phát sinh kể từ ngày 15/05/2021.

Q: Nếu sau thời hạn 3 năm mà TCT không tiếp tục mua BH này thì NLĐ có thể tiếp tục duy trì bằng cách tự nộp phí BHSK không? Trong trường hợp này mức phí đóng thế nào?

A: Đây là HĐ BH cấp cho VNA và các đơn vị vốn góp, không cấp cho từng cá nhân riêng lẻ. Nếu vẫn muốn tham gia BH, NĐBH liên hệ Bảo Minh để được giới thiệu các gói bảo hiểm cá nhân khác.

alt text
Bảo hiểm sức khỏe là giải pháp được TCT lựa chọn nhằm giúp CBNV giảm đi gánh nặng cũng như nỗi lo về kinh tế khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Ảnh: VNA).

2. Thẻ

Q: Nếu tôi mất thẻ thì có được cấp lại không?

A: Được cấp lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bảo Minh nhận được thông báo mất thẻ.

Q: Tôi quên mang thẻ/ quên mang CMT hoặc giấy tờ tùy thân thì có được bảo lãnh không?

A: Không, NĐBH vui lòng tự thanh toán chi phí KCB và làm HS yêu cầu bồi thường sau.

Q: Thẻ bảo hiểm được sử dụng trong trường hợp nào?

A: Thẻ bảo hiểm dùng để xuất trình khi có yêu cầu bảo lãnh viện phí.

Q: Tôi làm mất thẻ bảo lãnh, vậy Bảo Minh có hỗ trợ bảo lãnh không thẻ không? Tôi phải làm gì để được in lại thẻ?

A: Bảo Minh không hỗ trợ bảo lãnh không thẻ. Nếu mất thẻ, NĐBH báo đầu mối liên hệ của Bên mua bảo hiểm để báo sang Bảo Minh đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm

Q: Tôi đi khám và quên mang thẻ, vậy tôi có được bảo lãnh không?

A: Nếu không mang thẻ, NĐBH vui lòng tự thanh toán và về làm HS yêu cầu bảo hiểm gửi Bảo Minh để được bồi hoàn.

Q: Tôi thay đổi CMTND, tôi có cần báo Bảo Minh in lại thẻ không?

Khi thay đổi CMTND chuyển sang CCCD, NĐBH báo thay đổi cho đầu mối của đơn vị để báo cho Bảo Minh cập nhật thông tin NĐBH. Tuy nhiên, trên thẻ Bh không có số CMTND/CCCD nên không cần in lại thẻ.

3. Thời gian chờ

Q: Bỏ thời gian chờ cho tất cả các quyền lợi bảo hiểm được hiểu là bỏ thời gian chờ cho tai nạn đã có sẵn từ trước khi tham gia bảo hiểm đúng không?

A: NĐBH sẽ được chi trả bảo hiểm cho chi phí y tế phát sinh kể từ ngày hiệu lực bảo hiểm.

alt text
Hy vọng các thành viên của VNA có được sự an tâm để tận hưởng cuộc sống vui khỏe trọn vẹn để tiếp tục nỗ lực không ngừng, góp phần đưa TCT vượt qua những khó khăn trước mắt (Ảnh: VNA)

4. Quyền lợi KCB

Q: Bảo Minh có thanh toán chi phí Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm không?

A: Không chi trả mọi chi phí khám với mục đích kiểm tra, bao gồm kiểm tra sức khỏe định kỳ (Điểm loại trừ số 03 của Quy tắc 0432 đính kèm HĐBH)

Q: Đối với các trường hợp phát hiện ra bệnh ung thư (và hoặc các bệnh có sẵn, hiểm nghèo) trước và sau ngày 15/5/2021 thì Bảo Minh có thanh toán chi phí KCB này không?

A: Đối với NLĐ bị ung thư trước ngày hiệu lực bảo hiểm của hợp đồng này và thuộc danh sách NLĐ đã tham gia BHSK thuộc Hợp đồng BHSK số: 01/BHSK-VNA 2017-2020, Bảo Minh đồng ý nhận bảo hiểm điều trị ung thư và các biến chứng liên quan với mức bảo hiểm cụ thể nêu tại Mục A.6 của Bảng quyền lợi bảo hiểm trên. Các quyền lợi bảo hiểm đối với các bệnh khác theo Bảng quyền lợi BHSK giai đoạn 2021-2023 này.

Đối với các bệnh lý khác, thanh toán theo điều khoản mở rộng số 16 của HĐBH như sau: “Nhà thầu đồng ý rằng: Hợp đồng này sẽ tiếp tục bồi thường cho các rủi ro đã phát sinh trước khi bắt đầu thời hạn bảo hiểm nhưng việc điều trị diễn ra trong thời hạn bảo hiểm, bao gồm tất cả các điều trị mà nguyên nhân không bị loại trừ trong đơn, tối đa đến mức giới hạn của số tiền bảo hiểm đã được ghi nhận theo Hợp đồng, kể từ ngày Hợp đồng này có hiệu lực”

Q: Tôi có thể đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nào?

A: Quý khách hàng có thể khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế hoạt động hợp pháp trên toàn quốc (không bao gồm phòng mạch tư theo định nghĩa số 23 tại quy tắc BH 0432)

Q: Phần điều trị cấp cứu có bắt buộc nằm viện và nhập viện mới được thanh toán chi phí này không?

A: Được thanh toán khi thỏa mãn nội dung điều trị theo định nghĩa tại quy tắc BH như sau:

Điều trị cấp cứu: Là dịch vụ cấp cứu được thực hiện tại phòng cấp cứu của một bệnh viện hoặc phòng khám cho một tình trạng nguy kịch.

=>Bắt buộc lưu viện điều trị tại phòng cấp cứu, không bắt buộc nhập viện sau khi điều trị cấp cứu

Q: Trường hợp đi khám bác sỹ kê đơn thuốc, nhưng hiệu thuốc không có mà bán thuốc có thành phần tương đương có được chấp nhận không?

A: BH thanh toán theo Luật kê đơn của Bộ Y tế (điều 6-thông tư 52/2017/TT-BYT), theo đó:

-Trường hợp bác sĩ kê tên biệt dược (ví dụ toa kê: paracetamol 500mg) => Người được BH có thể mua thuốc với tên thương mại khác nhau có thành phần trên toa kê

-Trường hợp kê tên thương mại hoặc tên thương mại kèm biệt dược (ví dụ toa kê: “Baraclude” hoặc “Baraclude (entecavir) 0.5mg”) => NĐBH bắt buộc phải mua thuốc có tên thương mại đã được kê trong toa

(Còn tiếp)

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.