Mở rộng hợp tác hàng không và doanh thu phụ trợ

Phiên làm việc buổi chiều của Hội thảo diễn ra với phần chia sẻ của TGĐ Dương Trí Thành về chiến lược hợp tác của VNA và nội dung về doanh thu phụ trợ của Trưởng Ban TTBSP Đặng Anh Tuấn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TGĐ Dương Trí Thành đề cập đến Nghị quyết TW4 nói về tình hình thế giới đang thay liên tục, Việt Nam muốn phát triển phải thay đổi khả năng cạnh tranh ở tầm vóc quốc gia. Theo đó, từng doanh nghiệp cũng phải thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình tăng trưởng. Và con đường đó phải phát triển thông qua việc mở rộng hợp tác.

TGĐ Dương Trí Thành chia sẻ về chiến lược hợp tác của VNA. (Ảnh: Vũ Tuấn).

Tổng quan về hợp tác thương mại, nhu cầu đi lại của hành khách ngày càng đa dạng và liên tục tăng trưởng; cạnh tranh gia tăng, rào cản pháp lý/thương mại, nguồn lực hạn chế làm giảm hiệu quả khai thác của các hãng hàng không. Không một hãng hàng không đơn lẻ nào có thể đáp ứng hết các nhu cầu này, nên việc hợp tác là điều bắt buộc để ngành hàng không có thể tiếp tục phát triển.

TGĐ Dương Trí Thành đã giải thích các hình thức hợp tác thương mại hiện nay, bao gồm Hợp đồng liên vận/Interline –  hình thức hợp tác sơ khai và phổ biến nhất, trong đó hãng hợp tác được xuất vé trên chặng bay hãng khác và được chấp nhận chuyên chở; hợp tác liên danh – hình thức hợp tác mà hãng chuyên chở vận chuyển khách của hãng khác với số hiệu chuyến bay của hãng đó hiển thị trên chuyến bay của hãng chuyên chở; hợp tác liên doanh – hình thức hợp tác rất chặt chẽ khi các bên tham gia chia sẻ doanh thu hoặc lợi nhuận trên các đường bay hợp tác.

Hơn cả, liên minh hàng không toàn cầu là hình thức hợp tác lớn nhất trong ngành hàng không. Giai đoạn bùng nổ liên minh rơi vào nửa cuối thập niên 1990 bao gồm Star Alliance (1997), Oneworld (1999), SkyTeam (2000). Xu hướng các liên minh trong giai đoạn tiếp theo sẽ tiến tới hợp tác theo chiều sâu, gia tăng kết nối thông qua việc tập trung nâng cấp các ứng dụng công nghệ kỹ thuật nhằm cắt giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và tạo ra dịch vụ khác biệt hướng đến khách hàng. Về hợp tác với SkyTeam, VNA đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và thu lại những dấu ấn tích cực. Cụ thể, VNA đã được tiếp cận nhiều đối tượng khách FFP của các hãng và giúp gia tăng doanh thu bán vé. Hành khách của hãng cũng được gia tăng lợi ích với chương trình cộng dặm đa dạng, dịch vụ SkyPriority, SkyTransfer, phòng chờ… 

alt text
alt text

Lãnh đạo TCT và CBNV chăm chú lắng nghe phần chia sẻ của TGĐ Dương Trí Thành. (Ảnh: Vũ Tuấn).

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác, VNA dự kiến tiếp tục mở rộng hợp tác liên danh, SPA hàng hóa/hành khách và đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác liên doanh với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vưc hành khách và kỹ thuật. Ngoài ra, VNA cũng cần chủ động tìm kiếm cơ hội triển khai hợp tác tổng thể với các đối tác hiện tại và các đối tác mới, ưu tiên sử dụng dịch vụ của nhau.

TGĐ Dương Trí Thành cho biết, hợp tác là một phần không tách rời của chiến lược thương mại ngành hàng không, là kênh bán bổ trợ hiệu quả, trong đó vai trò của lãnh đạo TCT, lãnh đạo CQĐV rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác, đồng thời đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các CQĐV trong chuỗi cung ứng sản phẩm, gắn với chuyên môn của đơn vị.

Trưởng Ban TTBSP Đặng Anh Tuấn trình bày về chủ đề doanh thu phụ trợ. (Ảnh: Vũ Tuấn).

Tiếp nối Hội thảo, Trưởng Ban TTBSP Đặng Anh Tuấn đã trình bày về các cơ hội doanh thu phụ trợ trong ngành hàng không. Doanh thu phụ trợ đang ngày trở thành một nguồn thu lớn với ngành hàng không, đặc biệt với các LCC. Điển hình, các LCC như Spirit, easyJet và Ryanair đã tạo ra lợi nhuận đáng kể từ doanh thu phụ trợ.

Một số sản phẩm doanh thu phụ trợ nhiều hãng hàng không trên thế giới đang thực hiện bao gồm: mua thêm hành lý ký gửi, đồ ăn, chọn chỗ ngồi, thay đổi đặt vé, nâng hạng chỗ, bán hàng miễn thuế, dịch vụ hoàn tiền, wifi trên máy bay, ưu tiên boarding/check-in, dịch vụ khách sạn, bảo hiểm du lịch, chương trình khách hàng thường xuyên…

Các hãng hàng không giá rẻ tạo ra lợi nhuận đáng kể từ doanh thu phụ trợ. (Ảnh: chụp màn hình).

Nếu so với Spirit với doanh thu phụ trợ chiếm đến 46,6% tổng doanh thu, doanh thu phụ trợ của VNA chỉ chiếm khoảng 2,9%. Đây là cơ hội cho VNA phát triển trong tương lai khi VNA Group có thể tận dụng mô hình kinh doanh multi brand để mở rộng các cơ hội bán phụ trợ. Trưởng Ban Đặng Anh Tuấn đưa ra các lộ trình bán phụ trợ của VNA trong giai đoạn nửa sau năm 2019 và năm 2020, bắt đầu bằng thúc đẩy các dịch vụ đã và đang triển khai và mở rộng dần thêm các dịch vụ mới như WiFi, hệ thống giải trí trên không… đồng thời phải áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và lựa chọn các kênh hợp lý để quảng bá sản phẩm.

alt textMột số sản phẩm bán phụ trợ chia theo các lĩnh vực. (Ảnh: chụp màn hình).

Tuy nhiên, việc triển khai doanh thu phụ trợ cũng gặp nhiều các khó khăn như việc hạn chế về nguồn lực, công nghệ, kết nối hệ thống; quy trình kiểm soát,  thanh toán; hạn chế kênh bán, quảng cáo, truyền  thông. Vì vậy, VNA cần phải có một đơn vị  chuyên trách nghiên cứu tổng thể, điều phối chung doanh thu phụ trợ để biến nó thành một nguồn thu đáng tin cậy.

Hội thảo ngày 1 diễn ra thành công. Hội thảo sẽ tiếp tục vào ngày với phần thảo luận nhóm. (Ảnh: Vũ Tuấn).

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.