Doanh thu phụ trợ của hãng hàng không Full service và LCC

Tại Hội thảo “Thay đổi cùng thế giới – The world is changing and so must you”, Trưởng ban TTBSP Đặng Anh Tuấn và Chủ tịch HĐTV VAECO Nguyễn Thượng Hoàng Hải đã có bài thuyết trình về doanh thu phụ trợ và thảo luận về doanh thu phụ trợ trong ngành hàng không.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Định nghĩa về doanh thu phụ trợ, Trưởng ban TTBSP Đặng Anh Tuấn cho biết, trong ngành hàng không, doanh thu phụ trợ là doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ ngoài vé máy bay, như phí hành lý và thực phẩm và dịch vụ trên tàu và đã trở thành thành phần tài chính quan trọng cho các LCC ở châu Âu, Bắc Mỹ và trên toàn cầu.

Một số sản phẩm doanh thu phụ trợ nhiều hãng hàng không trên thế giới đang thực hiện bao gồm: mua thêm hành lý ký gửi, đồ ăn, chọn chỗ ngồi, thay đổi đặt vé, nâng hạng chỗ, bán hàng miễn thuế, dịch vụ hoàn tiền, wifi trên máy bay, ưu tiên boarding/check-in, dịch vụ khách sạn, bảo hiểm du lịch, chương trình khách hàng thường xuyên…

Chủ tịch HĐTV VAECO Nguyễn Thượng Hoàng Hải trình bày về doanh thu phụ trợ ngành hàng không.

Chủ tịch HĐTV VAECO Nguyễn Thượng Hoàng Hải đã đưa ra những so sánh giữa khả năng khai thác doanh thu phụ trợ của các hãng hàng không full service và các LCC. Theo đó, doanh thu phụ trợ của các hãng full service chủ yếu đến từ chương trình khách hàng thường xuyên, còn doanh thu phụ trợ của các LCC đến từ dịch vụ hành lý.

Một ví dụ như Spirit Airline tính phí đối với tất cả hành lý xách tay và kí gửi. Trong khi đó, thông thường các hãng hàng không sẽ miễn cước cho kiện hành lý xách tay. Điều này lý giải tại sao  hãng này lại có doanh thu phụ trợ/đầu người cao, chiếm đến 46.6% tổng doanh thu.

VNA cũng đang triển khai nhiều dịch vụ phụ trợ, bao gồm hành lý, chon chỗ trước, nâng hạng, sản phẩm combo du lịch VNA Holiday, dịch vụ bảo hiểm, bán hàng miễn thuế, sản phẩm dành cho khách hàng thường xuyên hay các sản phẩm quảng cáo. Tổng doanh thu phụ trợ của VNA trung bình/đầu người năm 2018 là 80.434 tỷ VND, tương đương với 2,9% tổng doanh thu.

Trưởng ban TTBSP Đặng Anh Tuấn đưa ra các kiến nghị.

Tuy nhiên, việc triển khai doanh thu phụ trợ cũng gặp nhiều các khó khăn như việc hạn chế về nguồn lực,  công nghệ, kết nối hệ thống; quy trình kiểm soát,  thanh toán; hạn chế kênh bán, quảng cáo, truyền  thông; chưa có đơn vị  chuyên trách nghiên cứu tổng thể, điều phối chung.

Kết thúc phần trình bày, Trưởng ban TTBSP Đặng Anh Tuấn đã kiến nghị VNA cần phải chú trọng hơn vào doanh thu phụ trợ. TCT phải xây dựng mô hình tổ chức, phân công nhiệm vụ, tập trung nguồn lực vào những bên thứ ba để hỗ trợ khai thác doanh thu phụ trợ, đồng thời thành lập những đoàn ra học hỏi các hãng thành công trên thế giới.

Bài: Xuân Nghĩa; Ảnh: Vũ Tuấn – TTTH

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.