Chiến lược hợp tác hàng không trong mô hình VNA Group

Hướng tới tiêu chuẩn dịch vụ chất lượng 5 sao, chiến lược hợp tác Hàng không giúp VNA tháo gỡ nhiều điểm nghẽn hạ tầng, hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách vấn đề kích cầu, đồng thời phát huy thế mạnh, tiềm năng mở rộng thị trường và phát triển các dịch vụ hàng không.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hội thảo Thay đổi cùng thế giới – The world is changing and so must you” tiếp tục bước vào phiên làm việc buổi chiều với phần thuyết trình của PTGĐ Lê Hồng Hà với chủ đề “Chiến lược hợp tác Hàng không trong mô hình VNA Group”.

alt text
PTGĐ Lê Hồng Hà chia sẻ về chủ đề “Chiến lược hợp tác Hàng không trong mô hình VNA Group”.

Tại Hội thảo, PTGĐ Lê Hồng Hà đã chia sẻ những thông tin chung về hợp tác , trong đó nhấn mạnh về vai trò của hợp tác hàng không, xu hướng hợp tác, các mô hình hợp tác về thương mại và tình hình hợp tác của VNA cũng như kế hoạch tăng cường hợp tác trong thời gian tới.

Hợp tác hàng không có vai trò quan trọng trong lĩnh vực thương mại (khách hàng, hàng hóa). Hãng hàng không sẽ có tiềm năng mở rộng mạng bay, giữ vững thị phần và giảm sự cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Đồng thời, thương hiệu, hiện diện hình ảnh của hãng bay cùng hiệu quả khai thác đường bay có nhiều cơ hội nâng cao, phát triển. Với lĩnh vực khác như kỹ thuật, bảo dưỡng, dịch vụ…, hợp tác hàng không giúp gia tăng doanh thu, cắt giảm chi phí và chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm.

alt text

Hợp tác liên minh Skyteam

PTGĐ Lê Hồng Hà đánh giá, nhìn lại chặng đường 9 năm gia nhập liên minh SkyTeam, VNA đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và thu lại những dấu ấn tích cực. Cụ thể, VNA đã được tiếp cận nhiều đối tượng khách FFP của các hãng và giúp gia tăng doanh thu bán vé. Hành khách của hãng cũng được gia tăng lợi ích với chương trình cộng dặm đa dạng, dịch vụ SkyPriority, SkyTransfer, phòng chờ… 

Trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2018, chi phí tham gia liên minh Skyteam là 167 tỷ VNĐ (~7,7 triệu USD). Nhờ nỗ lực của cả tập thể, lợi ích thương mại đã thu về những con số ấn tượng với doanh thu bán vé FFP đạt xấp xỉ 555 triệu USD. VNA cũng nhận được ~35,8 triệu USD chênh lệch trong hợp tác interlines và 4,4 triệu USD trong hợp tác phòng chờ.

Đến thời điểm hiện tại, VNA cũng đảm bảo phát triển đúng hướng theo mục tiêu đề ra ban đầu khi quyết định gia nhập liên minh. Đó là mở rộng mạng bay, cải thiện khả năng bán, gia tăng thị phần; cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, trở thành hãng Hàng không 4 sao; học tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa các hãng thành viên và quảng bá hình ảnh trên thị trường quốc tế, tăng cường uy tín và thương hiệu Việt Nam.

alt text
PTGĐ Lê Hồng Hà đánh giá, nhìn lại chặng đường gần 9 năm gia nhập liên minh, VNA đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và thu lại những dấu ấn tích cực.

Về tình hình hợp tác liên danh, công tác mở rộng mạng bay của VNA đang phát triển ổn định. Tổng mạng hợp tác hiện tại của hãng lên tới 199 đường bay, 129 điểm đến. 

Để tiếp tục tham gia Skyteam trong giai đoạn tới, VNA hiện tại chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống CNTT, tiếp tục tăng cường trao đổi kết nối với các hãng thành viên để tối ưu hóa lợi ích tham gia liên minh.

Hợp tác liên danh trong VNA Group

Về tình hình hợp tác liên danh trong VNA Group, PTGĐ Lê Hồng Hà cho biết, với VASCO, số khách và số tiền trả đều tăng tương ứng 4% và 30%. Về JPA, tổng khách giảm 57% khiến số tiền VNA trả JPA giảm 40% so cùng kỳ do nhu cầu khách giảm (đặc biệt trên chặng PQCSGN, BMVHAN, BMVSGN). Đồng thời, khách JPA tăng trưởng tốt 10% so cùng kỳ do tăng tải nên chỗ cho hãng khác sụt giảm. Với K6, số khách hợp tác giảm 23% so với cùng kỳ chủ yếu do do cạnh tranh cửa ngõ gay gắt. Điển hình tại thị trường Châu Âu, TG, EK và CX tăng cường khai thác khách nối chuyến qua các cửa ngõ BKK, DXB và HKG. Tại thị trường Đông Bắc Á, các hãng hàng không tăng cường khai thác đường bay thẳng giữa JP/CN/TW tới KH.

Để đẩy mạnh hợp tác, PTGĐ Lê Hồng Hà đưa ra kế hoạch hành động với những mục tiêu, hình thức và trọng tâm với mỗi hãng trong VNA Group. 

Đối với JPA, mục tiêu là phối hợp trên thị trường nội địa theo định hướng chiến lược thương hiệu kép để tăng năng lực cạnh tranh cho VNA Group, khai thác có hiệu quả trên tất cả các phân khúc thị trường theo hình thức hợp tác thương mại toàn diện trong VNA Group (liên doanh, liên danh, công tác tiếp thị, PR, bán,,…) mà trọng tâm là các đường trục nội địa.

Đối với VASCO, mục tiêu đưa ra là phát triển sản phẩm tại các thị trường ngách, các đường bay có cự ly ngắn, góp phần cải thiện hiệu quả khai thác của VN Group trên mạng nội địa theo hình thức phối hợp sản phẩm giữa VNA và VASCO.

Hãng K6, mục tiêu được xác định là phối hợp nguồn lực và sản phẩm với VNA, góp phần cải thiện hiệu quả khai thác của VNA Group trên mạng bay Đông Dương. Hình thức hợp tác giữa Hợp tác liên danh; hợp tác hỗ trợ trong các lĩnh vực kỹ thuật, khai thác,.. và tiến tới thỏa thuận hợp tác toàn diện.

alt text

Tại Hội thảo, PTGĐ Lê Hồng Hà cũng đưa ra những nhận định về hợp tác với ANA, hàng không  5 sao duy nhất tại Nhật Bản với mạng bay lớn nhất Nhật Bản và hiện giữ 8,8% cổ phần của VNA. Về kế hoạch hợp tác với ANA trong 2019 – 2020 trong lĩnh vực thương mại, VNA tăng cường hợp tác Liên danh, Hợp tác các chương trình bán và marketing, học hỏi kinh nghiệm tổ chức mô hình Công ty Bán của ANA để từ đó đánh giá nghiên cứu áp dụng đối với VNA; trong lĩnh vực thương hiệu, phối hợp tổ chức sự kiện, các hoạt động CSR, các chương trình quảng cáo truyền thông giữa hai hãng…

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của hợp tác song phương, VNA dự kiến tiếp tục mở rộng hợp tác liên danh, SPA hàng hóa/hành khách và đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác liên doanh với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vưc hành khách và kỹ thuật. Ngoài ra, VNA cũng cần chủ động tìm kiếm cơ hội triển khai hợp tác tổng thể với các đối tác hiện tại và các đối tác mới, ưu tiên sử dụng dịch vụ của nhau.

Kết luận phần thuyết trình, PTGĐ Lê Hồng Hà nhận định, hợp tác là một phần không tách rời của chiến lược thương mại của hãng hãng hàng không, là kênh bán bổ trợ hiệu quả. Để hợp tác thành công thì vai trò của lãnh đạo TCT, lãnh đạo cơ quan, đơn vị rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác. Bên cạnh đó, việc sự hợp tác còn đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các cơ quan, đơn vị trong chuỗi cung ứng sản phẩm, gắn với chuyên môn của đơn vị để mang đến những hiệu quả thiết thực và đóng góp vào hoạt động của TCT. 

Bài: Lê Hằng; Ảnh: Vũ Tuấn – TTTH

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.