[BTPL T3/2020] Khai báo y tế bắt buộc đối với toàn bộ khách nhập cảnh Việt Nam

Bản tin Pháp luật phần 1 tháng 03/2020 giới thiệu một số luật, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mới có hiệu lực trong tháng 03/ 2020.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

I/ Khai báo y tế bắt buộc

Công văn số 59/CHK-QLC của Cục Hàng không ngày 06/3/2020, về khai báo y tế bắt buộc hành khách nhập cảnh vào Việt Nam

Thông báo bằng nhiều hình thức (trên trang web bán vé, quầy làm thủ tục, nhắn tin qua điện thoại) tới tất cả hành khách nhập cảnh Việt Nam (bao gồm khách là người Việt Nam và người nước ngoài) từ 06h00 ngày 07/3/2020, hành khách khai bào y tế bằng hình thức điện tử  ngay trước khi thực hiện chuyến bay đi và đến Việt Nam.

Nội dung kê khai và hướng dẫn kê khai y tế điện tử tại trang thông tin http://tokhaiyte.vn  hoặc http://suckhoetoandan.vn/khaiyte  hoặc sử mã QR.

Chi tiết xem tại: http://img2.caa.gov.vn/2020/03/06/19/13/939CHKQLC.PDF

Toàn bộ hành khách nhập cảnh Việt Nam trong thời gian này cần khai báo y tế bắt buộc. (Ảnh: Internet).

II/ Quy định mới về công tác văn thư

Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chinh phủ ban hành ngày 05/3/2020 về công tác văn thư (thay thế Nghị định 110/2004/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn), có hiệu lực thi hành từ ngày 05/3/2020.

Nghị định số 30/2020 quy định chi tiết về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư theo nguyên tắc công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.

Về phạm vi điều chỉnh: Nghị định này bổ sung nội dung quản lý và sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư, đây là thiết bị vật lý chứa khóa bí mật và chứng thư số của cơ quan tổ chức và dùng để ký số trên văn bản điện tử của cơ quan tổ chức theo quy định của pháp luật.

Về đối tượng áp dụng: Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước (bao gồm cả đơn vị vũ trang nhân dân) và doanh nghiệp nhà nước (theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014).

Khác với Nghị định 110/2004 trước đây, Nghị định đã bổ sung đối tượng áp dụng là doanh nghiệp nhà nước.

Một số điểm mới nổi bật như:

  • Về quản lý văn bản đi: Nghị định quy định cụ thể về cấp số văn bản; lưu văn bản điện tử;
  • Cấp số văn bản hành chính: do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định; việc cấp số, thời gian ban hành điện tử được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống;
  • Về lưu văn bản đi điện tử: Bản gốc văn bản điện tử phải được lưu trên Hệ thống của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; cơ quan, tổ chức có Hệ thống đáp ứng theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan thì sử dụng và lưu bản gốc văn bản điện tử trên Hệ thống thay cho văn bản giấy; cơ quan, tổ chức có Hệ thống chưa đáp ứng theo quy định Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan thì Văn thư cơ quan tạo bản chính văn bản giấy để lưu tại Văn thư cơ quan và hồ sơ công việc. Điều này đảm bảo an toàn cho việc lưu các văn bản do cơ quan ban hành đề phòng rủi ro an ninh mạng;
  • Về quản lý văn bản đến: Trong công tác quản lý văn bản đến được bổ sung “Phiếu giải quyết văn bản đến” để ghi ý kiến chỉ đạo giải quyết của người có thẩm quyền, ý kiến của đơn vị chủ trì và ý kiến của cá nhân được giao trực tiếp giải quyết, khi thông tin về việc chỉ đạo, giải quyết văn bản đến không thể hiện hết trên dấu Đến và để xác định trách nhiệm trong giải quyết văn bản đến;
  • Về sao văn bản: Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy; Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức; Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử; sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy và được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y;
  • Viết hoa: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng; (Trước đây theo Thông tư 01/2011/TT-BNV quy định phải viết hoa cả trong trường hợp sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng).

Chi tiết xem tại:

https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/nghi-dinh-30-2020-nd-cp-ve-cong-tac-van-thu-181212-d1.html

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.