[BTPL T1/2020 – Phần 1] Quy định tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam

Bản tin pháp luật tháng 1/2020 đưa ra một số Quy định có hiệu lực từ tháng 1/2020, trong đó, Nghị định 89/2019/NĐ-CP bổ sung quy định tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quy định tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam

Nghị định 89/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/11/2019, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. 

Nghị định quy định tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam: Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách không quá 10 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Riêng đối với tàu bay trực thăng không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;

Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, kinh doanh hàng không chung: Không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;

Các loại tàu bay khác ngoài quy định nêu trên: Không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.

Tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA) hoặc Nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp Chứng chỉ loại tàu bay.

Chi tiết xem tại đây.

Nghị định 89/2019/NĐ-CP bổ sung quy định tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam – Ảnh: Internet.

Quy định lương tối thiểu vùng đối với người lao động

Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/11/2019 quy định người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Theo đó, lương vùng I là 4.420.000 đồng một tháng (tăng 240.000 đồng), vùng II là 3.920.000 đồng (tăng 210.000 đồng); vùng III ở mức 3.430.000 đồng (tăng 180.000 đồng); vùng IV là 3.070.000 đồng (tăng 150.000 đồng).

Nghị định cũng nêu rõ việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này là mức thấp nhất  làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định.

Chi tiết xem tại đây.

CBNV có thể xem chi tiết Bản tin pháp luật tháng 1/2020 TẠI ĐÂY.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.