[BTPL cuối T3/2023] Phân phối lợi nhuận đối với CTCP, TNHH hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp của nhà nước

Bản tin Pháp luật cuối tháng 3/2023 giới thiệu một số văn bản pháp luật mới được bổ sung, ban hành về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp như sau:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thông tư 16/2023/TT-BTC bổ sung thêm quy định về phân phối lợi nhuận đối với CTCP, TNHH hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp của nhà nước

Thông tư 16/2023/TT-BTC bổ sung thêm quy định về phân phối lợi nhuận đối với CTCP, TNHH hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp của nhà nước, có hiệu lực từ ngày 08/5/2023 , cụ thể:

Theo quy định tại Khoản 17 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020,  doanh nghiệp (DN) có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, phương án chia cổ tức, lợi nhuận sau thuế hàng năm được phân phối theo thứ tự như sau:

  • Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết (nếu có);
  • Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế;
  • Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển DN (nếu Điều lệ tổ chức và hoạt động của DN có quy định việc trích lập Quỹ này);
  • Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho NLĐ trong DN, quỹ thưởng người quản lý DN theo quy định;
  • Lợi nhuận còn lại thực hiện chia hết cổ tức, lợi nhuận bằng tiền mặt cho các cổ đông, thành viên góp vốn. Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền mặt cho phần vốn nhà nước góp trong DN thực hiện nộp vào NSNN theo quy định.

Trường hợp DN hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con thì căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ để xác định lợi nhuận sau thuế làm cơ sở phân phối.

Chi tiết xem tại đây.

alt text
Ảnh minh họa.

Quy chế Quản lý nợ của TCT năm 2023 thay thế cho Quy chế năm 2017

Quy chế Quản lý nợ của TCT ban hành kèm theo Quyết định số 156/QĐ-HĐQT-TCTHK ngày 02/3/2023 (Quy chế 2023) thay thế Quy chế quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định số 578/QĐ-HĐQT-TCTHK ngày 15/6/2017 (Quy chế 2017), để phù hợp với các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020; Thông Tư số 48/2019/TT-BTC của BTC ban hành ngày 08/8/2019, Điều lệ và hoạt động thực tế của TCT.

Quy chế này ban hành làm cơ sở để xác định và xử lý các khoản nợ phát sinh đảm bảo nguyên tắc quản lý các khoản nợ đầy đủ, rõ ràng tránh thất thoát

Quy chế gồm: 06 Chương và 23 Điều,  bổ sung thêm 01 Điều so với Quy chế 2017 (tách Khoản 3 Điều 8  quy chế 2017 thành Điều 7 Quy chế 2023).

Một số nội dung chính sửa đổi để phù hợp Thông tư 48, như sau:

1. Điều kiện xác định các khoản nợ phải thu khó đòi

Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi, như:

  • Nợ phải thu khi quá hạn thanh toán theo các hợp đồng, khế ước vay nợ và các cam kết nợ khác, hoặc nợ chưa quá hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp, cá nhân nợ TCT đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn đang bị truy tố, giam giữ xét xử …
  • Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ hoặc văn bản đề nghị đối chiếu công nợ/ văn bản đòi nợ do TCT đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát).

2. Xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi

Khách nợ đã có quyết định Tòa án tuyên bố phá sản; khách nợ  đã ngừng hoạt động, giải thể: có văn bản xác nhận hoặc thông báo bằng văn bản/ thông báo trên trang điện tử chính thức của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan thuế quản lý trực tiếp về doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể; hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp, tổ chức khởi kiện ra tòa án theo qui định, có bản án quyết định của tòa án và có ý kiến xác nhận của cơ quan thi hành án về đối tượng nợ không có tài sản để thi hành án.

3. Hồ sơ cần có khi xử lý tài chính các khoản nợ phải thu

  • Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của TCT;
  • Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được TCT và khách nợ xác nhận hoặc văn bản đề nghị đối chiếu công nợ/ văn bản đòi nợ do TCT đã gửi…

– Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ, TCT đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của TCT.

4. Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi

  • Các khoản nợ tồn đọng còn có khả năng thu hồi, TCT phải tích cực đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi;
  • TCT phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên theo quy định của Nhà nước.
  • Các khoản nợ phải thu đã được trích lập dự phòng 100% theo quy định, sau 03 năm tính từ thời điểm TCT trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được: các hồ sơ tài liệu chứng minh khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.

5. Chế độ báo cáo

Thực hiện báo cáo định kỳ (quý/năm) hoặc theo yêu cầu của TCT về tình hình quản lý nợ của doanh nghiệp có vốn góp, cổ phần của TCT; báo cáo kịp thời cho HĐQT khi doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thu hồi và thanh toán các khoản nợ, hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do TCT giao hoặc những vi phạm khác quy định tại Quy chế này.

Chi tiết Quy chế tham khảo trên Thư viện của TCT.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.