Nỗ lực trở thành “hậu phương” vững chắc cho “tiền tuyến”

Để các chuyến bay chở hàng được nhanh chóng và đạt chi phí ở mức thấp nhất có thể, những CBNV tổ hợp đồng dịch vụ mặt đất (phòng Quản trị chi phí, Ban DVHK) đã, đang và sẽ luôn nỗ lực đàm phán và quản trị chi phí dịch vụ mặt đất một cách hiệu quả, trở thành “hậu phương” vững chắc cho “tiền tuyến”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề lên nền kinh tế và hàng không là một trong những ngành nghề phải gánh chịu nhiều hệ lụy chưa từng có trong lịch sử. 

Dù đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng thay vì “đứng yên chịu đòn”, VNA đã có bước đi chiến lược để “biến nguy thành cơ” khi tăng cường vận chuyển hàng hóa để có thể khai thác hiệu quả đội tàu bay, mang lại doanh thu cho TCT trong giai đoạn dịch Covid-19.

Còn nhớ, thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4 khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và cả nước phải thực hiện chính sách cách ly xã hội, các chuyến bay nội địa chỉ còn duy trì vài chuyến mỗi ngày, chúng tôi – tổ hợp đồng dịch vụ mặt đất (HĐPVMĐ) phòng Quản trị chi phí – Ban DVHK cảm thấy một sự ngậm ngùi khó tả.

Ngay khi thông tin TCT sẽ sử dụng các tàu chở khách để bay tàu chở hàng, một điều chưa từng có trong tiền lệ và nhu cầu chở hàng đến các nước dự kiến sẽ cao trong thời gian tới, tổ như tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Đây cũng là động lực để tổ HĐPVMĐ bắt tay vào đàm phán tới các đối tác, thậm chí quên cả giờ ăn, có hôm bữa trưa là vào 3 giờ chiều. 

alt text
Phòng Quản trị chi phí đàm phán với đối tác LJATS cung cấp dịch vụ cho VNA tại sân bay VTE. (Ảnh: DVHK).

Để các chuyến bay được nhanh chóng và thuận lợi, tổ luôn nỗ lực đàm phán và quản trị chi phí phục vụ mặt đất một cách hiệu quả, trở thành “hậu phương” vững chắc cho “tiền tuyến”. Do vậy, tổ luôn xác định hợp đồng phải có trước khi các hoạt động khai thác diễn ra, là cơ sở và nền tảng để các bên có căn cứ thực hiện.

Đồng thời, tổ cũng xác định quản trị chi phí là nhiệm vụ trọng tâm. Ngay từ những ngày đầu khi nhận được kế hoạch triển khai, các thành viên đã cùng nhau thống nhất về cách thức, kỹ năng viết email cho đối tác, xác định cần phải đàm phán với các đối tác trên toàn mạng, đồng thời xác định rõ các nguyên tắc và định hướng trong công tác đàm phán, làm thế nào vừa phục vụ kịp thời lịch triển khai vừa có thể đạt được chi phí ở mức thấp nhất có thể.

alt text
Để các chuyến bay chở hàng được nhanh chóng và thuận lợi, tổ HĐPVMĐ luôn nỗ lực đàm phán và quản trị chi phí phục vụ mặt đất một cách hiệu quả. (Ảnh: VNA).

Tổ đã tiến hành đàm phán đồng thời với 37 đối tác trong và ngoài nước để ký bổ sung phụ lục hàng hóa vào hợp đồng phục vụ mặt đất, chưa kể một số đối tác phục vụ tại các sân bay Việt Nam không khai thác thường lệ. 

Trong quá trình đàm phán, ban đầu tổ cũng đã gặp rất nhiều khó khăn do bản thân các đối tác chưa từng phục vụ các chuyến hàng sử dụng tàu chở khách, dịch bệnh ở các sân bay này còn nặng nề hơn rất nhiều so với Việt Nam như Nhật Bản, Châu Âu, Úc… TCT lại dự kiến khai thác chính ở những sân bay thuộc khu vực này. 

Các đối tác cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí nhân sự nên đưa ra nhiều điều kiện về khai thác như cần báo trước kế hoạch bay 1 -2 tuần, phục vụ với số lượng nhân lực và trang thiết bị hạn chế, không chịu trách nhiệm bồi thường nếu xảy ra sự cố. Thậm chí, đối tác còn yêu cầu nhiều điều kiện khác như gắn điều kiện phải thanh toán hết công nợ thì mới tiếp tục đàm phán và/hoặc xác nhận phục vụ…

Điều kiện đưa ra là vậy nhưng yêu cầu chở hàng của đối tác nhiều khi đưa ra khá gấp gáp, thậm chí chỉ 1-2 ngày trước đó. Bằng kinh nghiệm đàm phán đúc rút từ nhiều năm, tổ HĐPVMĐ đã cùng nhau tìm ra lập luận, lý do hợp lý và trau chuốt từng câu từ để thuyết phục đối tác, dần hóa giải những khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách giữa hai bên. Đồng thời, tổ cũng phối hợp chặt chẽ với các phòng trong Ban, ngoài Ban và Chi nhánh để cùng tìm giải pháp thay thế, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đáp ứng của các bên để đạt được mục tiêu. 

Kết quả, TCT đã khai thác thành công các chuyến bay chở hàng với mức chi phí về PVMĐ hợp lý, đảm bảo lợi nhuận cao nhất có thể. Lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đối với công việc, luôn đặt lợi ích của TCT của các CBNV một lần nữa được phát huy cao độ. Tất cả các thành viên của tổ đều cảm thấy vui và thêm nhiều động lực mỗi khi đạt được sự thống nhất với từng đối tác. 

alt text
TCT đã khai thác thành công các chuyến bay chở hàng với mức chi phí về PVMĐ hợp lý, đảm bảo lợi nhuận cao nhất có thể. (Ảnh: VNA).

Sự quay trở lại của dịch bệnh Covid-19 là một thử thách khắc nghiệt vào những cố gắng của toàn thể CBNV TCT suốt thời gian qua. Nhưng những thành viên tổ hợp đồng dịch vụ mặt đất và những CBNV của VNA với tinh thần chiến binh Sen vàng, chắc chắn sẽ không bao giờ lùi bước trước khó khăn.

Tổ sẽ tiếp tục quyết tâm, nỗ lực đàm phán và quản trị chi phí PVMĐ một cách hiệu quả, chung vai gánh sức cùng TCT vượt qua sóng gió để con thuyền VNA có thể cập bến an toàn vào một ngày không xa, như lời chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng dạy:” Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

alt text
Phòng Quản trị chi phí – Ban DVHK đóng góp cho VNA trong lựa chọn các đối tác cung cấp dịch vụ (dịch vụ mặt đất, suất ăn, nhiên liệu…) tại tất cả sân bay trong toàn hệ thống. (Ảnh: DVHK).
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.