Đội trưởng Đội khai thác CN Hải Phòng: VHAT là trách nhiệm của mỗi người

Nhân dịp VNA triển khai mạnh mẽ khảo sát an toàn và thúc đẩy Văn hoá an toàn lên mức 4 (Chủ động) trong năm 2020 và tiến tới mức 5 (Tiên tiến) trong năm 2025, Spirit đã có cuộc trao đổi cùng anh Nguyễn Trung Sơn, Đội trưởng Đội khai thác – Chi nhánh VNA tại Hải Phòng về những nội dung này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chào anh Sơn! Đã gắn bó với VNA 15 năm qua và làm nhiệm vụ trực tiếp về khai thác, anh hiểu như thế nào về văn hóa an toàn (VHAT) hàng không?

Theo tôi VHAT hàng không là ý thức, cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm của mỗi người tham gia vào các hoạt động hàng không vì lợi ích bản thân, vì lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng. Nói đến văn hóa an toàn là nói tới nhận thức của mỗi người về vấn đề an toàn. VHAT là quá trình lịch sử tích lũy, hình thành và phát triển.

Vậy theo anh, hành vi an toàn trong VHAT của VNA được hiểu như thế nào?

Hành vi an toàn trong văn hóa an toàn của VNA là các hành vi tuân thủ hướng dẫn, quy trình công việc và luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời luôn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, phối hợp tốt với đồng nghiệp, đối tác để mang lại hiệu quả công việc cho bản thân, doanh nghiệp. 

Anh Nguyễn Trung Sơn, Đội trưởng Đội khai thác – Chi nhánh VNA tại Hải Phòng. (Ảnh: CNMB).

Anh đánh giá như thế nào về VHAT hàng không tại VNA từ khi bắt đầu đến nay?

VNA luôn chú trọng “an toàn là số 1” và là hãng HK Việt Nam đi đầu trong vấn đề xây dựng văn hóa an toàn. Từ năm 2018 đến nay, chúng ta đã có lộ trình rất rõ ràng để xây dựng VHAT lên (mức 4) trong năm 2020 và tiến tới mức Tiên tiến (mức 5) vào năm 2025. 

Vậy còn việc lan tỏa và công tác tuyên truyền, vận động thực hiện VHAT của VNA?

Văn hóa an toàn luôn được các cấp lãnh đạo và CBNV VNA quan tâm nhằm mang lại lợi ích lâu dài bền vững. VNA thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền vận động thực hiện các hành vi an toàn, văn hóa an toàn thông qua: hội nghị, hội thảo VHAT; các khóa đào tạo về an toàn, VHAT; triển khai bản tin an toàn hàng tháng đến CBNV và đối tác phục vụ mặt đất để rút kinh nghiệm; ban hành “bộ định nghĩa hành vi và hướng dẫn thực hiện văn hóa chính trực”; tuyên truyền quán triệt trong các cuộc họp, giao ban; tuyên truyền trong các cuộc sinh hoạt chi bộ, đảng bộ …

Anh đã tham gia vào quá trình nào trong xây dựng VHAT của VNA như thế nào?

Là người lao động trực tiếp tham gia điều hành, giám sát các chuyến bay đi – đến của VNA tại Cảng HKQT Cát Bi, tôi thường xuyên có cơ hội được tham gia vào quá trình góp ý, xây dựng VHAT thông qua góp ý hoàn thiện các quy trình, hướng dẫn công việc; hội nghị, hội thảo VHAT; các khóa đào tạo về an toàn… Đây là những cách thức triển khai mang đến hiệu quả thiết thực trong việc xây dựng VHAT. 

Theo anh, mỗi CBNV của VNA cần làm gì để nắm vững về VHAT, xây dựng VHAT và thực hiện mục tiêu nâng mức VHAT từ tuân thủ lên chủ động vào năm 2020?

Trước hết mỗi CBNV cần tuyệt đối tuân thủ các quy trình, hướng dẫn công việc; luôn giữ tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành công việc được giao. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có trách nhiệm và chủ động xác định, báo cáo mọi mối nguy hiểm hoặc nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn đang hoặc sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của VNA – cá nhân người lao động. Báo cáo mọi lỗi và mối nguy hiểm về an toàn; hiểu rõ được sự khác biệt giữa hành vi chấp nhận được và không chấp nhận được.

Theo anh, sự phối hợp giữa các đơn vị, các bộ phận để xử lý vấn đề về VHAT có vai trò như thế nào đối với an toàn bay?

Sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các đơn vị, bộ phận để xử lý vấn đề VHAT đóng vai trò rất quan trọng đối với an toàn bay. Khi các đơn vị đều xác định an toàn là số 1 và xây dựng thiết lập kênh trao đổi, báo cáo thông tin hiệu quả, trung thực để xác định được nguyên nhân gốc sẽ góp phần phòng ngừa các vấn đề bất thường, mất an toàn trong khai thác. Việc thiết lập và duy trì các kênh trao đổi thông tin hiệu quả nhằm điều tra nguyên nhân lỗi hay hành vi rủi ro có thể gây mất an toàn, biến những sự việc an toàn thành bài học về rủi ro.  

Nói về những báo cáo hay sự phối hợp, chúng ta thường nhắc đến Văn hóa chính trực. Vậy theo anh, Văn hóa chính trực đóng vai trò như thế nào trong xây dựng VHAT của VNA?

Văn hóa chính trực hàng không là văn hóa an toàn mà mọi CBNV đều chịu trách nhiệm về hành động của mình và sẽ được đảm bảo đối xử công bằng, chính trực sau mỗi sự việc hay tai nạn. Văn hóa chính trực đóng vai trò rất quan trọng và là yếu tố cấu thành nên văn hóa an toàn của VNA. Khi có văn hóa chính trực sẽ góp phần xây dựng văn hóa tin tưởng, quản lý vận hành an toàn và hiệu quả hơn, tăng cường số lượng báo cáo và xây dựng báo cáo hiệu quả.

Để VHAT VNA thực sự đi sâu vào tiềm thức, hành động và trách nhiệm của mọi CBNV, theo anh chúng ta cần chú trọng vào điều gì? 

Để VHAT thực sự đi sâu vào tiềm thức, hành động và trách nhiệm của CBNV cần xây dựng được lòng tin thực sự giữa CBNV và quản lý các cấp; quản lý các cấp phải là người đi đầu, gương mẫu trong hoạt động an toàn. Cần xây dựng môi trường làm việc với tinh thần cởi mở, công bằng để CBNV cảm thấy có thể tin tưởng hệ thống.

Xin cảm ơn những chia sẻ của anh. Chúc anh và toàn thể các anh chị em tại sân bay Cát Bi có những chuyến bay an toàn tuyệt đối!

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.