[Cách mạng tháng 8 – 2/9] Dấu ấn trưởng thành của các cánh bay tiền thân HK Việt Nam

Ngày Quốc Khánh 02/9/1956, một sự kiện ghi dấu ấn mạnh mẽ không thể nào quên với các cán bộ, chiến sĩ Không quân, của Quân đội nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung khi được chứng kiến hình ảnh khi đoàn xe kéo pháo hùng dũng tiến qua Lễ đài thì cũng là thời điểm 5 chiếc máy bay của Không quân Việt Nam đã nối đuôi nhau diễu hành qua vùng trời Ba Đình lịch sử.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhắc đến ngày lễ Quốc khánh 2/9 trong trái tim mỗi người Việt Nam lại bùng lên những cảm xúc thiêng liêng, xúc động, niềm tin kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Đây cũng là dịp để bất cứ người dân Việt Nam, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, cùng nhau ôn lại những ý nghĩa lịch sử của ngày lễ trọng đại này.

Đã là người Việt Nam thì ngày mùng 2/9 mang một ý nghĩa không thể nào quên, chính ngày 2/9/1945 đã đi vào lịch sử, là ngày độc lập dân tộc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tại quảng trường Ba Đình lịch sử trước hơn 50 vạn dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới: khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với ý nghĩa lịch sử trọng đại này ngày mùng 2/9 đã được lấy làm ngày Quốc khánh của Việt Nam. Ngày 2/9 như một mốc son chói lọi, như một “chứng nhân lịch sử” dù thời gian đã trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc vẫn còn mãi với thời gian, với bản tuyên ngôn bất hủ mà các thế hệ sẽ không thể nào quên.

alt text
Ông Đặng Đình Ninh, nguyên cơ giới trên không, Trưởng ban Cơ vụ đầu tiên của Hàng không Việt Nam, một trong số thành viên tổ bay thực hiện chuyến bay phục vụ Lễ duyệt binh ngày Quốc khánh 02/9/1956. (Ảnh: ĐB).

Cũng tại Quảng trường lịch sử này, ngày Quốc Khánh 02/9/1956, một sự kiện ghi dấu ấn mạnh mẽ không thể nào quên với các cán bộ, chiến sĩ Không quân, của Quân đội nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung khi được chứng kiến hình ảnh khi đoàn xe kéo pháo hùng dũng tiến qua Lễ đài thì cũng là thời điểm 5 chiếc máy bay của Không quân Việt Nam đã nối đuôi nhau diễu hành qua vùng trời Ba Đình lịch sử. Đại diện cho các chiến sĩ Không quân – Hàng không lúc đó, đồng chí Ngô Địch Thanh và đồng chí Đặng Đình Ninh ngồi trong buồng lái vừa lo lắng, vừa xúc động nhưng rất vững vàng, tự tin. Đó là lần đầu tiên những chiến sĩ gốc bộ binh đã làm chủ được kỹ thuật hàng không, góp phần đảm bảo cho những cánh bay tham gia lễ Duyệt binh chào mừng Ngày Quốc khánh an toàn và thắng lợi. 

Để  những chiếc máy bay mang cờ Tổ quốc lần đầu tiên xuất hiện trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày đại lễ với tổ bay có các chiến sĩ cơ giới Không quân Việt Nam là một nỗ lực, quyết tâm vô cùng lớn lao và quyết liệt của các cán bộ, chiến sĩ hàng không – không quân vào thời điểm ấy, khi ngành hàng không vừa ra đời và vô cùng non trẻ ấy.

Đó là những ngày đầu năm 1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 666 (ngày 15/01/1956) thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Nhắc đến thời kỳ này, là nhắc đến một giai đoạn hình thành cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một đội ngũ nhân lực của ngành cũng như đội ngũ những chiến sĩ lái máy bay của Không quân nhân dân Việt Nam.

Theo Kế hoạch xây dựng Không quân 5 năm (1956 – 1960) do Ban Nghiên cứu Không quân trình lên cấp trên, ta dự định xây dựng một trung đoàn không quân vận tải; đồng thời nhanh chóng chuẩn bị cơ sở, vật chất kỹ thuật và đào tạo cán bộ chuyên môn, chỉ huy, phi công… để tổ chức các đơn vị không quân chiến đấu và các đơn vị không quân vận tải đảm bảo chiến đấu trong thời gian tiếp theo.

alt text
Bác Hồ chụp ảnh kỷ niệm với tổ bay hỗ hợp thực hiện chuyên cơ ngày 18/6/1957, máy bay số hiệu VN-203. Đây là một chuyến bay quan trọng do cơ giới trên không Việt Nam trực tiếp đảm bảo kỹ thuật. (Ảnh: ĐB).

Trong năm 1956, ta được Trung Quốc viện trợ 05 máy bay (2 chiếc Li-2, 3 chiếc Aero-45) đồng thời cử tổ lái sang giúp ta tổ chức huấn luyện và bay vận chuyển hàng không. Những chiếc máy bay viện trợ được tiếp nhận và sơn cờ Tổ quốc Việt Nam, 2 chiếc Li-2 mang số hiệu VN-198 và VN-199; 3 chiếc Aero-45 mang số hiệu VN-200, VN-211 và VN-202). Chiếc thứ nhất mang số hiệu VN-198 để ghi nhận cột mốc lịch sử trọng đại: Ngày tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945 thành công – bắt đầu từ đây quân đội ta, đại diện là các cán bộ, chiến sĩ không quân, đã được tiếp cận với ngành kỹ thuật hàng không.

Từ 01/02/1956, chỉ trong một thời gian ngắn cực kỳ gấp rút, các tổ bay mang Quốc kỳ Việt Nam đã thay thế các máy bay của tổ bay của Pháp để phục vụ Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơnevơ trên miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra máy bay của ta còn làm nhiệm vụ chuyên chở các cán bộ cao cấp của Đảng và Chính phủ đi công tác. Đồng thời trong năm 1956, Không quân đã cử các đoàn đi học lái máy bay tại Liên xô và Trung Quốc.

Để từng bước đảm bảo cho phi công Việt Nam độc lập điều khiển máy bay, ta đã yêu cầu chuyên gia Trung Quốc giúp đào tạo thành viên tổ bay, trước hết là nhân viên thông tin, cơ giới trên không và tiếp theo đào tạo lái phụ, lái chính. Thời gian ban đầu dự kiến đào tạo chính thức trong 6 tháng, với chương trình huấn luyện gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1, bạn làm, ta xem; giai đoạn 2,  bạn và ta cùng làm; giai đoạn 3, ta làm, bạn xem và giai đoạn 4, ta hoàn toàn đảm nhiệm.

Với sự nỗ lực vượt bậc và quyết liệt, khi đang huấn luyện ở giai đoạn 3, ta đã được bạn đánh giá là hoàn thành toàn bộ chương trình huấn luyện và các chuyên gia Trung Quốc đã bắt đầu rút dần về nước.  Chỉ sau khi học lý thuyết thì chỉ một thời gian ngắn bay kèm và kiểm tra 2 chuyến bay, nhân viên cơ giới trên không và thông tin trên không của ta đã đảm nhiệm thay thế chuyên gia của bạn được ngay. Từ đó đã hình thành tổ bay hỗn hợp giữa ta và bạn cùng thực hiện nhiệm vụ. Các cán bộ, chiến sĩ tham gia các hoạt động cho đến ngày thành lập Đoàn và đây được coi là tiền thân của Trung đoàn 919. Khi thành lập Trung đoàn 919 (01/5/1959), những cán bộ, chiến sĩ này đều trở thành thành viên và là đội ngũ cốt cán, có nhiều đóng góp cho sự hình thành, xây dựng và phát triển của Trung đoàn, của ngành hàng không dân dụng; trong đó có đồng chí  Ngô Địch Thanh và đồng chí Đặng Đình Ninh là hai trong những phi công cơ giới trên không xuất sắc, tiêu biểu được lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ trên các chuyến bay phục vụ Lễ duyệt binh ngày Quốc khánh 02/9/1956. 

Sự kiện lần đầu tiên những chiếc máy bay mang cờ Tổ quốc xuất hiện trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày đại lễ với tổ bay có các chiến sĩ cơ giới Không quân Việt Nam đến nay đã hơn 65 năm. 65 năm – đó là một chặng đường không dài so với lịch sử phát triển ngành hàng không thế giới, nhưng đối với ngành hàng không nước ta, đó là một chặng đường tiến bộ vượt bậc, đầy chiến công và thắng lợi đáng tự hào gắn bó với lịch sử cách mạng đất nước. 

alt text

 
 
 
alt text
alt text

Tại Đoàn bay 919, thế hệ trẻ luôn được quan tâm, giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của đơn vị, của Hàng không Việt Nam được vinh dự sinh ra và trưởng thành từ cái nôi của Quân đội Nhân dân Việt Nam, của bộ đội Không quân Anh hùng. (Ảnh: ĐB).

Nhân Ngày Quốc khánh mùng 2/9, người Hàng không cùng nhau ôn lại những sự kiện không chỉ có ý nghĩa lịch sử to lớn mà còn như lời nhắc nhở thế hệ trẻ ngày nay khi sinh ra trong hòa bình, không phải chứng kiến cảnh đất nước chia cắt, súng đạn và chiến tranh, phải luôn luôn học tập, rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước, cũng như giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của đơn vị, của Hàng không Việt Nam được vinh dự sinh ra và trưởng thành từ cái nôi của Quân đội Nhân dân Việt Nam, của bộ đội Không quân Anh hùng.  

alt text
Thế hệ trẻ luôn nêu cao truyền thống đơn vị Anh hùng, ra sức học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật và phẩm chất đạo đức, tiếp thu và vận dụng, làm chủ kiến thức khoa học kỹ thuật mới, đảm bảo bay tuyệt đối an toàn, xây dựng Đoàn bay 919 ngày càng vững mạnh. (Ảnh: ĐB).

Hậu duệ của các chiến sĩ Trung đoàn Không quân vận tải 919 – Đoàn bay 919 trong đội ngũ của Hãng Hàng không Quốc gia ngày hôm nay, luôn nêu cao truyền thống đơn vị Anh hùng, ra sức học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật và phẩm chất đạo đức, tiếp thu và vận dụng, làm chủ kiến thức khoa học kỹ thuật mới, đảm bảo bay tuyệt đối an toàn, xây dựng Đoàn bay 919 ngày càng vững mạnh; luôn là lực lượng tiên phong, tham gia hội nhập thành công, được các tổ chức hàng không uy tín hàng đầu thế giới công nhận, đánh giá cao về an toàn khai thác bay, chất lượng dịch vụ và hệ thống các tiêu chuẩn. 

TTNB Đoàn bay

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.