Thiết kế chế tạo Giá đỡ Tail Airbus A321 giúp tiết kiệm tới 1,2 tỷ đồng

Đã có: 0 lượt bình chọn
Dành cả thanh xuân gắn bó với những thiết bị máy móc, anh Dương Anh Tuấn cùng các đồng nghiệp là anh Lê Xuân Đông và anh Lê Thế Nam – Kỹ sư – P.Kỹ Thuật – TT Phục vụ bảo dưỡng đã thiết kế chế tạo giá đỡ Tail Airbus A321, tự hào khi tiết kiệm tới 1,2 tỷ đồng cho đơn vị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hành trình hiện thực hóa ý tưởng 

8h tối, một góc nhỏ trong phòng làm việc của TT Phục vụ bảo dưỡng vẫn sáng đèn cùng tiếng thảo luận rôm rả hòa lẫn với tiếng xột xoạt lật giấy tờ cùng tiếng lách cách gõ phím làm việc. Đến giờ, anh Dương Anh Tuấn vẫn nhớ như in giai đoạn đầu năm 2021, khi mà một số tàu bay Airbus A321 có kế hoạch sửa chữa Tail Cone (Chóp đuôi APU) nhưng không có giá đỡ để hỗ trợ quá trình sửa chữa. Bởi vậy, việc thiết kế chế tạo giá đỡ Tail Airbus A321 trở thành một nhu cầu cấp thiết lúc bấy giờ.

Bên cạnh đó, việc mua mới dụng cụ từ nước ngoài khi ấy cũng gặp nhiều khó khăn do thế giới và trong nước đều đang trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát khiến việc vận chuyển hàng hóa hết sức khó khăn. Ngoài ra, trong bối cảnh Tổng công ty đang gặp khó khăn về tài chính do ngành thì việc chi phí để mua dụng cụ mới cao cũng là một rào cản không nhỏ. 

“Khi ấy, sau khi đánh giá tình hình, tôi cùng các anh em trong nhóm đã nghiên cứu tìm ra phương án thiết kế giá đỡ mới, với các nguyên vật liệu sẵn có trong nước và chi phí thấp. Để đưa giá đỡ vào sử dụng, nhóm thiết kế trải qua 8 bước và tổ chức thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tháng…”, anh Tuấn chia sẻ. 

Vốn được đánh giá là một “bài toán” khó, hành trình thiết kế chế tạo Giá đỡ Tail Airbus A321 càng thêm phức tạp bởi cần làm việc với nhiều đơn vị khác nhau mới có thể cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. 

alt text

Hình ảnh thực tế khi bảo dưỡng Tail Cone tàu VN-A614. (Ảnh: NVCC).

Đầu tiên, nhóm đã làm việc với TT Bảo dưỡng Nội trường về các yêu cầu cần có của dụng cụ, bao gồm cả về tính năng kỹ thuật và tính an toàn cho thợ máy trong quá trình sử dụng. Sau đó, TT Phục vụ bảo dưỡng sẽ tham gia trong bước dựng bản vẽ thiết kế sơ bộ dựa theo các thông tin thu được.

Tiếp đó, nhóm làm việc với về thiết kế, khả năng chế tạo và khả năng bảo dưỡng sửa chữa dụng cụ tại VAECO và với TT Cung ứng phụ tùng vật tư về khả năng cung ứng và chi phí mua các nguyên vật liệu tại thị trường trong nước. Sau đó,  TT Phục vụ bảo dưỡng  và TT Bảo dưỡng Nội trường sẽ lần lượt phối hợp để tiến hành chế tạo mẫu thử nghiệm và nghiệm sản phẩm

Cuối cùng, sau khi đánh giá các sai lệch và đưa ra bản thiết kế hoàn thiện, nhóm phối với TT Phục vụ bảo dưỡng để hoàn thiện và Ban ĐBCL đánh giá đưa vào sử dụng.

Đến nguồn động lực của những miệt mài cố gắng

Khi được hỏi về những khó khăn mà nhóm phải đối mặt trong quá trình triển khai ý tưởng, anh Dương Anh Tuấn chia sẻ: “Đầu tiên là thời gian gấp rút cần giá đỡ Tail Cone nhằm phục vụ bảo dưỡng máy bay VN-A614 để tàu bay có thể trở lại khai thác vào dịp bay cao điểm tết 2021 của Tổng công ty. Thứ hai là vị trí tiếp cận khó nên khó khăn trong việc đo đạc thiết kế.”

alt text
Nhóm tác giả gồm anh Dương Anh Tuấn – Kỹ sư máy bay (áo kẻ, chủ trì) cùng anh Lê Xuân Đông – Kỹ sư máy bay – P.Kỹ thuật – TT Phục vụ bảo dưỡng. (Ảnh: NVCC).

Ý tưởng thiết kế giá đỡ sau khi được hoàn thiện và đưa vào thực tế đã góp phần phát huy tốt nhất công tác khắc phục sửa chữa hỏng hóc được hiệu quả nhất. Đồng thời, sáng kiến được tính toán làm lợi tới 1,2 tỷ đồng cho đơn vị khi tiết kiệm được thời gian, chi phí mua mới dụng cụ và giảm thời gian tối đa tàu dừng chở bảo dưỡng để không gây ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của VAECO cũng như Tổng công ty.

“Qua quá trình sử dụng, nhóm có dự định cải tiến để dụng cụ này có thể sử dụng được cho đội tàu bay A350 và tối ưu thiết kế để nhân viên kỹ thuật có thể sử dụng được dễ dàng hơn”, anh Dương Anh Tuấn ấp ủ kế hoạch tiếp theo của dự án.

Với nhiều người, thành công là khi vươn tới một chức vị cao hay đạt được những con số lớn lao. Tuy nhiên, dưới lăng kính của anh Anh Tuấn cùng các thành viên trong nhóm, thành công chính là quá trình bản thân không ngừng kiên trì, nhẫn nại và cố gắng.

alt text
Nhóm tác giả tại sự kiện gắn biển Công trình thanh niên cấp Khối cho sáng kiến “Thiết kế chế tạo Giá đỡ Tail Airbus A321″. (Ảnh: ĐTN).

Trước đó, anh và nhóm đã có nhiều sáng kiến hữu ích như Giải pháp thiết kế ý tưởng, tích hợp các module có sẵn trên thị trường, quản lý chất lượng đầu ra để chế tạo “Thiết bị rửa động cơ A350” năm 2017, Đồng sáng kiến Rửa Off-Wing Heat Exchanger đội máy bay A321 năm 2019, Tác giả Sáng kiến Chế tạo chốt PIN phục vụ bảo dưỡng Fleet A321 năm 2021.

Luôn tự hào với công việc “bác sĩ” máy bay, anh Dương Anh Tuấn cùng anh Lê Xuân Đông và anh Lê Thế Nam vẫn ngày đêm thầm lặng vượt khó hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao bằng niềm đam mê và trách nhiệm với nghề. 

Share bài viết:
Đã có: 0 lượt bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.