Phòng Kỹ thuật – TTHL: Đánh dấu bước tiến lớn trong sửa chữa SIM A320

Đã có: 0 lượt bình chọn
Ngày 16/4 vừa qua là một ngày không thể quên đối với phòng Kỹ thuật – Trung tâm Huấn luyện bay (TTHL) khi đã thay thế thành công chân thủy lực cho SIM VN001, giúp tiết kiệm gần 710 triệu đồng. Sự kiện đồng thời đánh dấu bước tiến lớn, khẳng định năng lực của các kỹ sư TTHL trong quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa Buồng lái mô phỏng, không phụ thuộc vào nguồn nhân lực từ CAE.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thực trạng đầy thách thức

Hệ thống Motion (chuyển động) là một thành phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu của một Simulator (buồng lái mô phòng) trong huấn luyện bay cho Phi công. 

Hệ thống này gồm 6 Xylanh thủy lực (Actuator) làm nhiệm vụ mô phỏng chuyển động của máy bay cho tất cả các bài huấn luyện gồm: các hiệu ứng rung lắc, cất cánh hạ cánh, bay trong thời tiết xấu, va chạm, hỏng động cơ… Do đó, khi hệ thống Motion có hư hỏng sẽ dẫn đến trường hợp AOG (dừng huấn luyện) của thiết bị này.

alt text
Hệ thống Motion gồm 6 chân Actuator. (Ảnh: TTHL).

Do đặc thù khai thác, tại thời điểm năm 2019, SIM VN001 bị hư Xylanh số 2 và phía công ty CAE đã phải cử 02 nhóm chuyên gia chuyên lắp đặt SIM từ Canada tới Việt Nam để tiến hành thay thế Xylanh hỏng hóc này. Thời gian lắp đặt kéo dài tới 05 ngày (kể từ khi thiết bị về đến Việt Nam) và với chi phí rất cao.

Sau hơn 10 năm khai thác với tần suất hoạt động liên tục với khoảng 73.000h huấn luyện (20h/ngày), SIM VN001 tiếp tục bị hỏng Xylanh số 3 vào ngày 03/04/2022. 

TTHL đã liên hệ với CAE để yêu cầu cung cấp vật tư thay thế. Tuy nhiên, CAE chưa báo được thời gian dự kiến thay thế do các nhóm chuyên gia của nhà máy đang có kế hoạch lắp đặt tại trung tâm huấn luyện khác.

Đứng trước thực trạng đó, với kinh nghiệm cùng sự nỗ lực của các kỹ sư SIM, sau khi đưa ra phương án và đánh giá, phòng Kỹ thuật – TTHL đã tạo nên bước đột phá mới trong công tác khai thác, vận hành SIM khi thay thế xylanh truyền động trên SIM A320 VN-001.

alt text
Các CBNV Phòng Kỹ thuật kiểm tra lại toàn bộ trang thiết bị để chuẩn bị cho quá trình tháo lắp Xylanh. (Ảnh: TTHL).

Đây được xem là thành công lớn của Phòng Kỹ thuật – TTHL bởi theo chia sẻ của anh Trần Hoàng Giang – Phó phòng Kỹ Thuật: “Các xylanh thủy lực ngoài chức năng mô phỏng chuyển động của thiết bị thì đồng thời cũng là nơi chịu toàn bộ tải trọng của thiết bị buồng lái mô phỏng (khoảng 15 tấn) nên việc sửa chữa, thay thế xy lanh là công việc phức tạp, nguy hiểm đến an toàn của con người và thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa. Ngoài ra, bên cạnh các yêu cầu về trang thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, công việc này cũng đòi hỏi kinh nghiệm của người thực hiện và độ chính xác gần như tuyệt đối trong suốt quá trình thực hiện”.

Biến điều “không thể” thành “có thể”

Với tinh thần phát huy nội lực và sức sáng tạo cũng như được sự đồng ý của Lãnh đạo TTHL, nhằm đưa SIM VN001 vào khai thác trở lại trong thời gian sớm nhất, đảm bảo kế hoạch huấn luyện phi công A321 của TCT, phòng Kỹ thuật đã tiến hành thay thế Xylanh số 3 với nguồn lực là đội ngũ kỹ sư đã đồng hành cùng TTHL trong những ngày đầu tiên xây dựng, vận hành, bảo dưỡng Trung tâm Buồng lái mô phỏng.

Xác định mục tiêu tự chủ và nắm bắt công nghệ và tiết kiệm chi phí cho TCT (chi phí thuê chuyên gia thay thế Xylanh khoảng 30.000 USD chưa tính các chi phí di chuyên và ăn ở…). Đội ngũ phòng Kỹ thuật đã tiến hành khảo sát, xây dựng giải pháp để tự thay thế Xylanh. Các kỹ sư đã chuẩn bị tài liệu, nhân lực, công cụ, dụng cụ, chuyên dụng, đánh giá rủi ro trước khi thực hiện, tháo Xylanh hư và lắp Xylanh mới vào hệ thống, Cấu hình, cài đặt và chạy thử.

Đúng 9h sáng ngày 16/04/2022, các kỹ sư được phân công bắt đầu thực hiện quá trình tháo Xylanh bị hư với tiêu chí “An toàn là số một”, bởi chỉ cần một chút bất cẩn có thể ảnh hưởng tới con người và thiết bị.

alt text
Hệ thống xe nâng, đai an toàn (ảnh trái) và sau hơn 4 tiếng phối hợp làm việc, Xylanh hư đã được tháo thành công để chuẩn bị cho việc đưa Xylanh mới vào thay thế (ảnh phải). (Ảnh: TTHL).

Quá trình thay thế Xylanh mới được tiến hành tiếp tục ngay sau khi Xylanh cũ được tháo. Khi công việc càng đi vào những bước cuối cùng thì thể lực cũng như sự tập trung của các kỹ sư cũng bị bào mòn trong khi yêu cầu công việc lại đòi hỏi ngày càng chính xác hơn trong từng thao tác. Vì vậy, các kỹ sư SIM tiếp tục động viên nhau cố gắng, tập trung cao độ, đảm bảo tính chính xác và các yêu cầu kỹ thuật của quá trình lắp ráp. 

alt text
Hoàn thành việc thay thế Xylanh, công tác huấn luyện đã được thực hiện ngay trên SIM VN001. (Ảnh: TTHL).

Theo các kỹ sư, việc tháo lắp 2 khớp nối ở bên trên và bên dưới của Xylanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và chính xác cao độ. Với khối lượng hàng chục tấn, việc điều chỉnh kích thủy lực, xe nâng, thao tác của kỹ sư cần có độ chính xác, nhịp nhàng.

Sau 12 tiếng tập trung cao độ, việc tháo lắp Xylanh đã hoàn thành, Sim VN001 sẵn sàng đưa vào huấn luyện. Nhìn lại năm 2019, việc thay thế Xylanh cần 05 ngày và 02 nhóm chuyên gia CAE khác nhau thực hiện. Với thời gian hoàn tất công việc chỉ 1 ngày đã giảm thiểu tối đa thời gian AOG (dừng huấn luyện), nhanh chóng đưa SIM vào khai thác, tăng hệ số sẵn sàng và đảm bảo công tác huấn luyện bay.

Anh Trần Hoàng Giang – Phó phòng Kỹ Thuật chia sẻ: “Để thực hiện được công việc này, đội ngũ kỹ sư SIM đã chuẩn bị rất kỹ càng về kiến thức chuyên môn, tài liệu, trang thiết bị hỗ trợ lắp đặt từ trước khi vật tư thay thế về đến Việt Nam. Xác định nhận nhiệm vụ và được sự tin tưởng của Ban  Giám Đốc, anh em kỹ sư SIM quyết tâm thực hiện và hoàn thành, đảm bảo tốn ít thời gian mà vẫn an toàn cho người và thiết bị'”.

Với việc thay thế Xylanh cho SIM VN001 thành công, phòng Kỹ thuật – TTHL bay đã tiết kiệm được chi phí gần 710 triệu đồng (chưa bao gồm các loại thuế VAT và các loại phí khác…). 

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại việc chỉ tiết kiệm chi phí, giải pháp thay thế Xylanh thành công đã đánh dấu bước tiến lớn, khẳng định năng lực của kỹ sư TTHL trong quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa Buồng lái mô phỏng, không phụ thuộc vào nguồn nhân lực từ CAE. Đồng thời phát huy tính sáng tạo, chủ động trong nghiên cứu kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất và giảm thời gian AOG, sớm đưa Sim vào huấn luyện. 

alt text
Các kỹ sư Phòng Kỹ thuật – TTHL vui mừng khi thay thế xylanh thành công. (Ảnh: TTHL).

Đặc biệt, với sự sáng tạo và mang đến giải pháp phát huy nội lực, tiết kiệm chị phí, việc thay thế thành công chân thủy lực cho SIM VN001 đã đạt giải Nhì hạng mục “Sáng tạo Vietnam Airlines” trong cuộc thi VNAer tự hào cống hiến lần 2 năm 2022 do Công đoàn TCT phát động. 

Lê Hằng-COMM, Đình Dũng-FTC

Share bài viết:
Đã có: 0 lượt bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.