Nhóm kỹ sư, thợ máy VAECO chế tạo dụng cụ bịt bọc máy bay, giúp tiết kiệm hàng tỷ đồng

Đã có: 0 lượt bình chọn
Tại VAECO, trong quá trình làm việc, bảo dưỡng máy bay, rất nhiều sáng kiến đã được áp dụng để nâng cao chất lượng bảo quản, kinh nghiệm và phản hồi lại cho nhà sản xuất để sửa đổi tài liệu bảo dưỡng cho phù hợp. Cụ thể như thay vì sử dụng các vật liệu bịt bọc của nhà sản xuất, nhóm kỹ sư VAECO đã sáng tạo sử dụng các miếng xốp nhẹ chắc kết hợp với băng dính để bịt bọc động cơ, giúp cho quá trình tháo lắp làm thông thoáng động cơ trở nên dễ dàng, tiết kiệm rất nhiều chi phí.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xin chào Kỹ sư Anh Tuấn, anh có thể giới thiệu về anh cùng các đồng nghiệp đã chế tạo dụng cụ bịt bọc bảo quản động cơ cho đội tàu: A321 CEO; A321 NEO; B787; A350? 

Nhóm của chúng tôi gồm 6 người:

1. Tôi là Dương Anh Tuấn – Kỹ sư-P.Kỹ thuật-TT Phục vụ bảo dưỡng

2. Nguyễn Quang Huyền – Đội trưởng Đội bảo dưỡng số 4-TT Bảo dưỡng Nội trường Hà Nội

3. Lê Thế Nam – Kỹ sư – P.Kỹ thuật-TT Phục vụ bảo dưỡng

4. Lê Xuân Đông-Kỹ sư – P.Kỹ thuật-TT Phục vụ bảo dưỡng

5. Nguyễn Thanh Khiết – TP.Kỹ thuật-TT Phục vụ bảo dưỡng

6. Đỗ Tuấn Anh – PTP.Kỹ thuật-TT Phục vụ bảo dưỡng

alt text
Nhóm kỹ sư, thợ máy chế tạo dụng cụ bịt bọc máy bay. (Ảnh: NVCC).

Đối với các công đoạn bảo quản máy bay thì việc bảo quản động cơ, bịt bọc các thiết bị bên ngoài máy bay gây mất nhiều thời gian và khó thực hiện do điều kiện thời tiết mưa nắng thay đổi nhiều. 

Các máy bay trong thời kỳ bảo quản vẫn phải thực hiện các kiểm tra định kỳ và hoán đổi trang thiết bị với các máy bay đang khai thác nên phải thường xuyên kiểm soát cấu hình. Do đó, chúng tôi đã tìm tòi và tìm ra giải pháp cho việc bịt bọc bảo quản động cơ cho đội tàu bay một cách tối ưu nhất. 

Như anh vừa chia sẻ, thời gian bảo dưỡng bao gồm rất nhiều khâu, trong đó dụng cụ bịt bọc bảo quản động cơ cho đội tàu bay rất quan trọng. Vậy bình thường các kỹ sư, thợ máy bảo dưỡng sẽ triển khai việc này như thế nào?

Bình thường việc bảo quản động cơ sẽ được triển khai khi tàu bay dừng dài ngày và mỗi loại động cơ cho một loại tày bay sẽ có một bộ dụng cụ chuyên dụng để bảo quản động cơ. 

Việc bảo quản động cơ bằng cách bịt, bọc bằng các vật liệu đáp ứng đúng yêu cầu của nhà chế tạo chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn khi thời điểm dịch bệnh kéo dài nhiều tàu bay phải bảo quản?

Đúng vậy. Năm 2020-2021 khi thời điểm dịch bệnh kéo dài dẫn đến ngành hành không thế giới cũng như Việt Nam phải dừng bay một số lượng lớn tàu bay. Cao điểm có những thời điểm riêng ở sân bay Nội Bài bảo quản dừng bay đến 35 máy bay.

Khi số lượng lớn tàu bay phải dừng bảo quản dài ngày phải bảo quản động cơ bằng các dụng cụ chuyên dụng do nhà sản xuất máy bay sản xuất. Việc cung ứng dụng cụ chuyên dụng gặp khó khăn do giá thành mua đắt, chi phí vận chuyển lớn gây khó khăn về tài chính với VNA cũng như VAECO và ảnh hưởng  tới tiến độ bảo quản tàu bay.

alt text
Nhóm các kỹ sư, thợ máy VAECO đã tìm ra vật liệu vừa đáp ứng được yêu cầu, có giá thành rẻ và phân phối dễ dàng, đó là xốp cuộn trắng PE. (Ảnh: NVCC).

Được biết anh và đồng nghiệp đã chế tạo ra dụng cụ bịt bọc bảo quản độc cơ cho đội tàu: A321 CEO; A321 NEO; B787; A350 bằng vật tư có sẵn trên thị trường. Vậy các anh đã sử dụng vật liệu gì, làm thế nào và đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất cũng như các cơ quan chuyên môn?

Qua tìm hiểu trên thị trường Việt Nam, tôi và nhóm đồng nghiệp đã tìm ra vật liệu vừa đáp ứng được yêu cầu, có giá thành rẻ và phân phối dễ dàng là xốp cuộn trắng PE. Xốp cuộn trắng PE có khả năng chống nước, chống nóng, không bị mủn, không bị bông khi rách…Vật liệu này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về bảo quản, sự an toàn và đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất cũng như các cơ quan chuyên môn. 

Vậy anh và các đồng nghiệp mất bao lâu để sáng kiến này được đưa vào triển khai thực tế? 

Với sự đòi hỏi cấp thiết về bảo quản số lượng tàu bay lớn kéo theo đó là chi phí, do đó chúng tôi đã nỗ lực tìm hiểu, thử nghiệm và mất 1 tuần để đưa ra được thiết kế và khuôn mẫu để triên khai cắt xốp. Tàu đầu tiên được triển khai là động cơ của tàu A321 CEO và được triển khải thử nghiệm vào tháng 6/2020.

Việc chế tạo các vật dụng bọc bịt này đã giúp tiết kiệm được chi phí như thế nào thư anh?

Việc chế tạo vật dụng bọc động cơ đã tiết kiệm được chi phí rất lớn cho VAECO cũng như công ty mẹ VNA do đội tàu bay của VNA có số lượng lớn với nhiều chủng loại. 

Hiệu quả kinh tế với 01 bộ bảo quản động cơ:

Máy bay A321 NEO – PW1100G       : 1,250,000,000 VNĐ 

Máy bay A321 CEO – V2500             : 300,000,000 VNĐ 

Máy bay A350 – Trent XWB              : 1,062,000,000 VND 

Máy bay B787 – GenX                       : 1,000,000,000 VND

alt text
Việc chế tạo vật dụng bọc động cơ đã tiết kiệm được chi phí rất lớn cho VAECO cũng như công ty mẹ VNA. (Ảnh: NVCC).

Việc khó nhất trong chế tạo dụng cụ này bịt bọc này là gì?

Việc khó nhất trong chế tạo dụng cụ bịt bọc này là việc cắt từng miến xốp theo khuôn mẫu, cần sự khéo tay và tỉ mỉ để dụng cụ vừa đáp ứng được thông số kỹ thuật vừa đẹp mắt.

Tôi và đồng nghiệp rất vui khi việc chế tạo thành công dụng cụ này vừa đáp ứng thông số kỹ thuật, thời gian chế tạo nhanh đảm bảo tiến độ bảo quản tàu bay, tiết kiệm chi phí cho VAECO cũng như Công ty mẹ VNA.

Share bài viết:
Đã có: 0 lượt bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.