Câu chuyện về hành trình xin phê chuẩn chứng chỉ FAOC và chứng chứng chỉ IOSA

Đã có: 0 lượt bình chọn
Tự hào góp sức vào thành công chung của tập thể, tôi là người may mắn đã được lãnh đạo phòng và lãnh đạo Ban ATCL tin tưởng lựa chọn, tham gia vào nhiệm vụ xin cấp chứng chỉ Foreign Air Operator Certificate (FAOC) cho các chuyến bay của VNA tới các quốc gia trên thế giới và triển khai thực hiện nhiệm vụ định kỳ đánh giá gia hạn chứng chỉ an toàn khai thác IOSA của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hai năm qua, có thể nói chưa bao giờ ngành hàng không từng trải qua nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch đến vậy. Trong bối cảnh, các quốc gia áp dụng các biện pháp đóng cửa biên giới để kiểm soát, các chuyến bay chở khách bị sụt giảm nghiêm trọng. Việc tìm kiếm cơ hội để mở rộng loại hình khai thác chuyến bay chở hàng, chuyến bay hồi hương đi/đến những điểm đến mới như Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 

Song song với điều đó, việc kiểm soát tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn khai thác trở thành tâm điểm trong công tác Quản lý An toàn – Chất lượng của VNA nói riêng và của nhà chức trách hàng không trong nước, ngoài nước cũng như IATA nói chung.

Tự hào góp sức vào thành công chung của tập thể, tôi là người may mắn đã được lãnh đạo phòng và lãnh đạo Ban ATCL tin tưởng lựa chọn, tham gia vào nhiệm vụ xin cấp chứng chỉ Foreign Air Operator Certificate (FAOC) cho các chuyến bay của VNA tới các quốc gia trên thế giới và triển khai thực hiện nhiệm vụ định kỳ đánh giá gia hạn chứng chỉ an toàn khai thác IOSA của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA. 

alt text
Chị Lê Thu Trang – Ban ATCL tự hào góp sức vào thành công chung của tập thể. (Ảnh: NVCC).

Công tác quản lý An toàn – Chất lượng của chúng tôi dù trên phương diện FAOC hay IOSA đều có phạm vi ảnh hưởng xuyên suốt hệ thống từ cấp TCT đến cấp cơ quan, đơn vị. 

Với mỗi chương trình, mỗi dự án, tôi tìm hiểu Bộ quy chế an toàn của quốc gia bay tới, Bộ tiêu chuẩn IOSA và các hướng dẫn thực hiện đánh giá tính tuân thủ, lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch tổng thể – kế hoạch chi tiết, đầu mối làm việc với nhà chức trách hàng không nước ngoài, công ty tư vấn hỗ trợ, tổ chức đánh giá. Công việc này đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ, chi tiết, rà soát kỹ lưỡng qua 3 giai đoạn: 

► Rà soát phân công để đảm bảo việc triển khai được đồng bộ, thông suốt và đầy đủ đến từng cơ quan, đơn vị, hạn chế đến mức thấp nhất sự thiếu xót có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể.

► Rà soát tuân thủ đảm bảo sự đầy đủ bằng chứng về mặt tài liệu và bằng chứng về mặt thực hiện đối với từng quy định, tiêu chuẩn.

► Rà soát tổng thể để hoàn thiện hồ sơ trình nhà chức trách/tổ chức đánh giá.

Sản phẩm cuối cùng của chúng tôi đó là hồ sơ báo cáo tuân thủ. Đây là điều kiện kiên quyết chứng minh năng lực của VNA trong việc tuân thủ đầy đủ, toàn vẹn Bộ quy chế an toàn hàng không (áp dụng riêng cho Nhà khai thác tàu bay nước ngoài) của quốc gia bay đến. 

alt text
Chị Lê Thu Trang cùng anh, chị em Ban ATCL trong niềm vui ngày VNA nhận chứng chỉ FAOC. (Ảnh: Mai Hương).

Trong mùa dịch, kế hoạch khai thác không ổn định. Vì vậy, việc xin cấp chứng chỉ FAOC cũng theo đó cần xử lý một cách linh hoạt, chủ động theo tình hình mới. 

Điều làm tôi nhớ nhất là lần xin cấp chứng chỉ FAOC bay tới Canada hồi tháng 6/2020. Đây là quốc gia được đánh giá có tiêu chuẩn, luật định khắt khe thứ 2 trên thế giới (chỉ đứng sau Mỹ). 

Theo quy định của nhà chức trách hàng không Canada, thời gian xử lý xin phê chuẩn kéo dài từ 90-180 ngày. Trong khi đó, kế hoạch khai thác dự kiến thực hiện trong vòng 30 ngày tới. Với mục tiêu đã đặt ra, chúng tôi bằng mọi cách, huy động mọi nguồn lực tập trung triển khai hiệu quả nhất chất lượng công việc, tìm sự trợ giúp từ công ty cung cấp dịch vụ xin phép bay Aurora Aviation để đẩy nhanh nhất tiến độ thực hiện.

Dẫu đối mặt với biết bao khó khăn về áp lực thời gian, múi giờ làm việc, tiêu chuẩn khắt khe nhưng với chúng tôi, đây là lần thử thách bản thân để chuẩn bị cho một thử thách lớn hơn đang chờ, đó là FAOC bay vào Mỹ. Đúng ngày thứ 30, chứng chỉ FAOC đã được Nhà chức trách hàng không Canada cấp cho VNA. 

Mở đường bay thẳng thường lệ đến Mỹ là một trong những kế hoạch trọng tâm của VNA năm 2021 với mong muốn thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thiết lập cầu nối giao thương, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam và Mỹ, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế khi thị trường phục hồi.

alt text
Thành công của việc cấp phép bay thương mại thường lệ đến Mỹ là một trong những sự kiện ghi nhiều dấu ấn và kỷ niệm nhất đối với chị Trang. (Ảnh: NVCC).

Những yếu tố góp phần tạo nên thành công của việc xin cấp chứng chỉ FAOC bay thương mại thường lệ vào Mỹ chính là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm mà tôi đã từng tham gia các dự án FAOC các nước, FAA CAT I của Cục Hàng không Việt Nam, đánh giá An toàn khai thác IOSA của IATA:

► Xin cấp mới và gia hạn thành công FAOC Canada, Tây Ban Nha, Srilanka, Úc, Phillipines, Malaysia…

► Gia hạn thành công chứng chỉ an toàn khai thác IOSA 8 lần liên tiếp từ năm 2006 đến nay.

► Xin cấp bổ sung vùng khai thác, loại hình khai thác đối với 38 điểm đến tại các quốc gia như Italia, Bờ Biển Ngà, Ghine Xích đạo, Rumani, Hà Lan, Đan Mạch, Ba Lan, Thụy Sỹ, Qatar…

► Suốt hành trình từ năm 2005 đến cuối năm 2018, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam là nhân tố duy nhất góp sức lớn cùng Cục Hàng không Việt Nam hoàn thành bộ hồ sơ báo cáo tuân thủ, chứng minh năng lực giám sát an toàn hàng không trước Cục Hàng không liên bang Mỹ. Cục Hàng không Việt Nam được cấp chứng chỉ giám sát an toàn hàng không cấp 1 – FAA CAT I vào tháng 2/2019. Đây là hành lang pháp lý cho phép các Hãng hàng không trong nước chuẩn bị mở đường bay đến Mỹ. 

► Xin phê chuẩn các loại hình khai thác đặc biệt EDTO A350 180’, RNP2 B787/A350 và FANS 1/A (ADS- C/CPDLC B787/A350) trải qua 5 Phases đánh giá, rà soát, kiểm chứng của Cục HKVN. 

Để đủ điều kiện pháp lý cấp chứng chỉ FAOC của Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA), theo đó VNA chứng minh tuân thủ đầy đủ đối với yêu cầu Bộ quy định FAA Part 129 khắt khe bậc nhất trên thế giới.

Cùng nhìn lại quá trình cấp phép FAOC bay Mỹ 

► Đầu tháng 7/2020: chính thức nộp đơn và triển khai kế hoạch tổng thể xin cấp chứng chỉ FAOC;

► Giữa tháng 8/2021: trình hồ sơ báo cáo tuân thủ;

► Sau hơn 4 tháng đánh giá rà soát – bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, tháng 01/2021, Cục Hàng không liên bang Mỹ thông báo chấp thuận hồ sơ xin cấp chứng chỉ FAOC. Tại thời điểm đó, một số nội dung còn lại liên quan đến chương trình An ninh hàng không tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi được Cục an ninh vận tài Hoa Kỳ (TSA) chấp thuận;

► Cuối tháng 10/2021, TSA chấp thuận chương trình an ninh hàng không;

► Ngày 4/11/2021, FAA cấp chứng chỉ FAOC.

Sự kiện này chính thức đánh dấu thời điểm VNA được phép khai thác các chuyến bay thương mại thường lệ đến Mỹ. Chứng chỉ này có hiệu lực không giới hạn thời gian, đối tượng khách và tần suất hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu khai thác của Hãng. Điều này cũng giải đáp cho câu hỏi về sự khác biệt giữa phép bay thường lệ vào Mỹ và phép bay thuê chuyến (charter) mà Hãng hàng không khác được cấp giới hạn 12 chuyến/năm.

Với kinh nghiệm 14 năm gắn bó với ngành hàng không và cũng ngần ấy năm gắn bó với Ban ATCL, thành công của việc cấp phép bay thương mại thường lệ đến Mỹ là một trong những sự kiện ghi nhiều dấu ấn và kỷ niệm nhất đối với tôi trong những lần xin cấp chứng chỉ FAOC trước đó:

► Tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới;

► Khối lượng hồ sơ, tài liệu, báo cáo tuân thủ có lẽ phải tính đến nhiều chục kg;

► Được các giám sát viên an toàn, thanh tra FAA đánh giá cao về việc chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng ngay từ lần trình đầu tiên và hoàn thành sau 15 tháng;

► Múi giờ làm việc đặc biệt nhất; 

► Chứng chỉ FAOC nặng nhất và tương xứng với điều đó là nghi lễ trao chứng chỉ long trọng nhất được Đại sứ quán Mỹ đã thay mặt FAA trao cho VNA vào ngày 16/11/2012. 

Việc cấp phép bay thẳng đến Mỹ minh chứng cho sự thay đổi toàn bộ các chuẩn mực của Hệ thống An toàn – Chất lượng như chương trình chuyển đổi số An toàn (Digital Safety) trên AQD, Văn hóa An toàn 4.0, Chương trình đánh giá an toàn khai thác IOSA dưới sự chủ động và nỗ lực của Ban An toàn – Chất lượng (đơn vị chủ trì) cùng với các Cơ quan, Đơn vị trong TCT.

alt text
Chúng tôi luôn tự hào là VNAers. (Ảnh: Mai Hương).

“An toàn là số một – the Safety first, second and third”, CBNV luôn bản lĩnh, đồng lòng, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn rào cản để đảm bảo an toàn khai thác, an toàn cho mỗi chuyến bay. Đồng thời, liên tục duy trì và đáp ứng những thay đổi của tình hình mới, trong thách thức luôn luôn có những cơ hội. 

Sự kiện khai trương đường bay mới SGN-SFO-SGN vào ngày 28/11 đã đánh dấu cột mốc quan trọng của VNA trong hành trình sải cánh – vươn cao, mở rộng nhịp nối giao thương, văn hóa, du lịch của người Việt đến với xứ sở cờ hoa.

Chúng tôi luôn tự hào là VNAers.

Share bài viết:
Đã có: 0 lượt bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.