Chỉ mong trời yên biển lặng

“Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm/ Trông cho chân cứng đá mềm/ Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng”. Câu ca dao ấy thật hợp cảnh, hợp tình với những người trực Tết như kíp trưởng điều phái – Phòng Điều hành Trần Văn Doanh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kíp trưởng Trần Văn Doanh đón chúng tôi trong phòng máy “ngổn ngang” tín hiệu mà các đồng nghiệp của anh đang chăm chú dõi theo những thông số, ký hiệu trên màn hình. Nhiệm vụ của anh Doanh và đồng nghiệp đòi hỏi phải nắm bắt liên tục diễn biến thời tiết để chủ động, kịp thời thông báo cho các chuyến bay, các bộ phận liên quan, để xử lý nhanh, linh hoạt nhằm bảo đảm an toàn cao nhất.

Kíp trưởng điều phái – Phòng Điều hành – Trần Văn Doanh.

Những ngày mưa to ở Đà Nẵng, nhiều chuyến bay phải thay đổi. Những ngày mưa bão đổ xuống TP Hồ Chí Minh, có đến 22 chuyến bay phải hủy. Đợt thiên tai nặng nề ở Khánh Hòa, và nhiều lần khác… Lúc nào, ngày nào, theo dõi chuyến bay nào, những người như anh Doanh cũng phải đồng hành dưới mặt đất từ đầu đến cuối khi máy bay còn ở sân bay này, và lúc đã ở một sân bay khác.

“Trông trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm/Trông cho chân cứng đá mềm/ Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng”.

Phải liên lạc và bám sát các bản tin của cơ quan chuyên môn dự báo khí tượng thủy văn, liên tục cập nhật những dự báo mới để từ đó ra quyết định phù hợp. Tất nhiên, nhiều khi dự báo cũng không thể chuẩn xác, nên còn phải tham khảo một số nguồn khác nữa, anh Doanh cho biết.

Tổ của anh có 21 người, chia thành 5 kíp trực để đảm bảo 24/24 giờ, nắm bắt, tổng hợp và xử lý, thông báo mọi diễn biến thời tiết ở những nơi máy bay cất cánh, đi qua, và hạ cánh. Và đương nhiên, nhiều chuyến bay được thực hiện liên tục, cùng lúc, nên mỗi người mỗi ngày theo dõi đến 60-70 chuyến bay nội địa, cùng khoảng 40 chuyến bay quốc tế.

Bởi thế, khi vào việc sẽ bận rộn, liên tục, có nhiều khi rất căng thẳng, nhất là khi trời đất “có vấn đề”. Như thế, lại đòi hỏi phải bình tĩnh nữa, để có sự trao đổi, thống nhất phù hợp, khoa học. Và chưa đủ, công việc này còn đòi hỏi sức khỏe, dù “mưa không đến mặt/nắng không đến đầu”. “Nhiều hôm thời tiết xấu, anh em mặt mũi phờ phạc”, anh Doanh nói.

Đã trực 24/24, có nghĩa là sẽ có những ngày Tết không ở nhà. Dịp Tết được thông báo sớm để mỗi người sắp xếp việc nhà. Riêng anh Doanh thì gần như năm nào cũng trực Tết. “Lúc đầu chưa quen, mọi người thì đang vui vẻ đông đủ ở nhà, mình thì lại đang trực, nghĩ cũng hơi buồn buồn”, anh Doanh bộc bạch. Nhưng anh bảo sau cũng quen, bởi việc không chỉ mình mình mà còn có mọi người, nhiều người cũng dành thời gian Tết vào công việc như mình.

Thế rồi đồng nghiệp cùng đón năm mới, chia vui cùng nhau”. Nhìn anh Doanh và đồng nghiệp làm việc, chúng tôi chợt nghĩ đến câu ca dao xưa mà thấy các bạn trẻ rất hợp với nhân vật trong đó, đặt trong bối cảnh hiện tại: “Trông trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm/Trông cho chân cứng đá mềm/ Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng”. “Làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp và bản lĩnh”, đó là suy nghĩ của anh Doanh về yêu cầu xây dựng con người VNA, nhìn từ vị trí và đặc thù nhiệm vụ của mình.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.