Năm 2023, hầu hết các chỉ số an toàn trọng yếu đều đạt mục tiêu. Trong đó, tỷ lệ sự cố, vụ việc báo cáo Cục HKVN của VNA đạt 4,77/ 10.000 chuyến bay, tốt hơn nhiều so với mục tiêu (9,5). Một số sự cố, vụ việc nổi trội trong kỳ đã được điều tra, giảng bình rút kinh nghiệm và thực hiện khắc phục, phòng ngừa triệt để. Chỉ số an toàn do các khối khai thác bay, kỹ thuật bảo dưỡng, khai thác mặt đất theo dõi, đo lường hầu hết đều đạt mục tiêu hoặc trong mức độ chấp nhận được. Tuy nhiên cũng cần lưu ý và kiểm soát chặt chẽ các trường hợp “firm landing”, nhân nhượng tàu bay và hàng hóa nguy hiểm.
Thực hiện kết luận UBAT, một số chương trình lớn trong năm đã được triển khai như: Chương trình khảo sát VHAT của IATA trong tháng 9-10 ghi nhận sự hưởng ứng tích cực của gần 10.000 CBNV TCT với kết quả rất thành công so với 2020, sau đại dịch Covid: đạt mức 6,2/7, tương đương 4,42/5 (năm 2020 đạt mức 4/5); Chương trình quản trị rủi ro yếu tố tự nhiên chim và động vật hoang dã tại các sân bay HAN-DAD-SGN và một số sân bay địa phương với sự tư vấn của các chuyên gia nước ngoài và Việt Nam; Rà soát, cập nhật và hiệu chỉnh Chính sách ATCL của TCT (Phiên bản 05) trong đó cập nhật các nội dung về VHAT đã cam kết theo Hiến chương VHAT ký giữa VNA-IATA trong khuông khổ Hội nghị An toàn và Khai thác toàn cầu của IATA tổ chức tại Hà Nội tháng 9/2023; Thúc đẩy VHAT thông qua các lớp huấn luyện, tập huấn nâng cao nhận thức an toàn, VHAT/VH báo cáo tại các ĐV.
Các chương trình chuyển đổi số ATCL: kết nối hệ thống báo cáo của các ĐV với AQD, DCM (Data Content Management), RPA (Robotic Process Automation), dashboard an toàn cũng đã và đang được đẩy mạnh triển khai.
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch thường trực UBAT – P.TGĐ Đinh Văn Tuấn đã thay mặt đoàn công tác báo cáo Chủ tịch và Ủy ban kết quả kiểm tra công tác đảm bảo an toàn cao điểm Tết tại các sân bay HAN-DAD-SGN và kết quả làm việc với các Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận – Tại sân Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất từ ngày 16-18/01/2024. Các ĐV hoạt động tại các Cảng HK đều chủ động nhận diện các thay đổi, rủi ro an toàn giai đoạn cao điểm và lên giải pháp, phương án sẵn sàng đảm bảo an toàn khai thác.
Các chương trình, nhiệm vụ lớn và trọng tâm 2024 đã được đưa ra thảo luận và thống nhất, bao gồm: tiếp tục thúc đẩy VHAT, tập trung Văn hóa học hỏi, Văn hóa báo cáo, Văn hóa thông tin trên nền tảng Văn hóa chính trực trong toàn TCT nhằm mục tiêu VHAT tiệm cận mức 5 (Tiên tiến) năm 2025; Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số ATCL thông qua nâng cấp hệ thống AQD/RRSMS, kết nối với các hệ thống báo cáo an toàn của ĐV thành viên, nghiên cứu triển khai Safety Data Governance…; Xây dựng kế hoạch triển khai phương thức đánh giá IOSA mới Risk based Audit, đội ngũ đánh giá viên của TCT; Chương trình phối hợp đảm bảo An toàn hàng không cụ thể hóa Cam kết đã ký giữa 3 TCT: VNA-ACV-VATM; Chương trình quản lý rủi ro an toàn; Chương trình quản trị rủi ro yếu tố tự nhiên chim và động vật hoang dã; Xây dựng quy trình hoạt động ứng phó/quản lý khủng hoảng của các Tiểu ban.
Một nội dung quan trọng của kỳ họp lần này là UBAT đã thông qua Bộ chỉ số an toàn 2024 của VNA theo Chương trình an toàn quốc gia (SSP), tài liệu Hệ thống quản lý an toàn (SMSM), Bộ chỉ số theo lĩnh vực của các tổ công tác an toàn SAG 1-2-3. Để đạt được các mục tiêu an toàn 2024, Ủy ban yêu cầu các CQĐV, các SAG cần xây dựng các chương trình, giải pháp cụ thể và triển khai thực hiện. Ngoài ra Ủy ban cũng thông qua chương trình hoạt động 2024 bao gồm các phiên họp định kỳ hàng quý, kế hoạch kiểm tra giám sát hoạt động của UBAT các ĐV và các Cảng HKSB.
Phiên họp khởi đầu năm mới của UBAT VNA Group đã kết thúc tốt đẹp với sự nhất trí cao và quyết tâm lớn của toàn Ủy ban, hứa hẹn một năm khởi sắc trong công tác an toàn của cả VNA Group.