Nhằm giảm thiểu rủi ro từ chim, động vật hoang dã và vật nuôi va vào tàu bay, trong nhiều năm qua TCTHK đã phối hợp với các Công ty tái bảo hiểm, Công ty tư vấn và các Chuyên gia quốc tế thực hiện các cuộc đánh giá quản lý rủi ro có yếu tố tự nhiên tại các Cảng Hàng không Việt Nam. Năm 2019 đánh giá tại Cảng HK Nội Bài và Tân Sơn Nhất; gián đoạn sau đại dịch COVID, năm 2022, thực hiện tại 3 Cảng HK Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất và năm 2023 thực hiện tại 6 Cảng Hàng không Cảng HK Nội Bài, Phú Bài, Đà Nẵng, Côn Đảo, Tân Sơn Nhất và Phú Quốc. Đặc biệt, năm 2023 đã có sự tham gia của các Chuyên gia đầu ngành về Chim của Việt Nam là PGS, TS từ Viện nghiên cứu và Trường Đại học hàng đầu của Việt Nam.
Kết quả có được từ các Báo cáo đánh giá, ý kiến tư vấn trực tiếp của Chuyên gia trong nước và quốc tế có tác động tích cực tới công tác kiểm soát chim, động vật hoang dã và vật nuôi tại các Cảng Hàng không thể hiện ở số vụ việc chim va vào tàu bay giảm liên tục qua các năm. Từ đó, số vụ việc phải đòi bồi thường bảo hiểm thiệt hại do chim va cũng giảm theo.
Từ cuối 2023, LĐ TCT mà trực tiếp là PTGĐ An toàn Đinh Văn Tuấn đã chỉ đạo, định hướng cho Ban ATCL thiết lập sự hợp tác với các cơ quan trong nước như Cục HKVN, TCT Cảng HKVN, TCT Quản lý bay VN và đặc biệt là các Cơ quan nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học hàng đầu về chim, động vật hoang dã trong nước để tận dụng tri thức khoa học chuyên sâu về chim, động vật hoang dã Việt Nam và không phải là thế mạnh của các Chuyên gia nước ngoài.
Ngày 26/01/2023, PTGĐ An toàn Đinh Văn Tuấn cùng các cán bộ Ban ATCL, PC và TCT Quản lý bay VN đã đến làm việc trực tiếp với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Về phía Viện có ông Lê Hồng Anh – Viện trưởng, ông Nguyễn Quảng Trường – Viên phó, ông Lê Mạnh Hùng – Chuyên gia về Chim và ông Nguyễn Trường Sơn – Chuyên gia về Dơi và các loài thú.
Với vị trí địa lý hiện tại, Việt Nam nằm trên 2 tuyến di cư chính Đông Á – Úc châu và Lục địa Ấn Độ – nam Việt Nam của 3 loài chim: chim nước, chim rừng và chim ăn thịt. Theo đánh giá sơ bộ thì tàu bay của TCTHK có nguy cơ va chạm cao với các loài chim di cư khi chúng bay qua lãnh thổ Việt Nam.
Để thực hiện quản lý rủi ro chim va chạm với tàu bay, Viện Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đề xuất:
- Đánh giá hiện trạng, xây dựng danh mục các loài chim cho từng sân bay.
- Đánh giá hiện trạng các loài chim có nguy cơ va chạm với tàu bay cao, xây dựng danh mục, xác định tập tính, mật độ quần thể, thời gian di cư, làm tổ, tuyến, đường di cư.
- Giám sát và xác định loài đã va chạm với tàu bay.
- Thường xuyên tập huấn cho cán bộ chuyên trách tại sân bay.
- Thường xuyên trao đổi cập nhật thông tin.
- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu.
Viện sẵn sàng hỗ trợ TCTHK bằng kiến thức chuyên môn sâu kết hợp với công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện có trong hoạt động kiểm sát chim tại các Cảng Hàng không.
Cuối cùng, PTGĐ Đinh Văn Tuấn kết luận:
- Buổi làm việc đầu tiên giữa TCTHK và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hôm nay mở đầu cho giai đoạn hợp tác lâu dài giữa 2 đơn vị mang lại lợi ích không chỉ cho TCTHK mà toàn ngành HKDD.
- Để xây dựng dữ liệu cho hoạt động quản lý rủi ro chim va vào tàu bay, cần có sự chia sẽ dữ liệu của các Hãng HK trong nước Vietnam Airlines, Viet Jet Air, Bamboo Airway và sự tham gia của Cục HKVN.
- Trong năm 2024, TCTHK sẽ triển khai cụ thể hóa các hoạt động phối hợp với Viện Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để quản lý rủi ro chim va vào tàu bay an như khảo sát các sân bay trọng điểm có số lượng chuyến bay lớn, vụ việc chim va vào tàu bay cao, sân bay ven biển…
Ban ATCL là cơ quan tham mưu cho LĐTCT trong việc vận hành hệ thống quản lý an toàn sẽ chịu trách nhiệm chính triển khai thực hiện chỉ đạo của PTGĐ Đính Văn Tuấn.
Với sự chỉ đạo sát sao của PTGĐ cũng như có sự hỗ trợ từ cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành và các chuyên gia tầm cỡ quốc gia hoạt động kiểm soát rủi ro chim, động vật hoang dã va vào tàu bay sẽ có thay đổi lớn về chất để giảm số sự cố/vụ việc và thiệt hại cho TCTHK.