Những mong đợi tại Hội nghị “Cam kết phối hợp an toàn hàng không”

Cam kết phối hợp an toàn dựa trên nguyên tắc tuân thủ tuyệt đối quy định của Chương trình An toàn Quốc gia, kiến tạo môi trường phát triển an toàn bền vững của ngành hàng không Việt Nam trên cơ sở trao đổi thông tin thông suốt nhằm quản lý hiệu quả các yêu cầu của hệ thống Quản lý an toàn (SMS).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Công tác đảm bảo an toàn hàng không là nỗ lực của một hệ thống thống nhất từ Cục hàng không Việt Nam đến Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), đồng bộ từ cấp Lãnh đạo cao nhất cho đến từng cá nhân tham gia trực tiếp, gián tiếp vào hoạt động khai thác, vận hành để đạt được mức độ cao nhất về an toàn hàng không.

Hội nghị sẽ tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung trong “Cam kết phối hợp an toàn hàng không” năm 2023.

Cũng trong cam kết này, ba TCT sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị, Hội thảo chuyên đề giữa ba TCT như định ký hàng quý, ba cơ quan tham mưu an toàn gặp gỡ trao đổi, giải quyết những khó khăn vướng mắc nhằm đảm bảo an toàn tại các cảng hàng không và định kỳ hàng năm, ba Tổng công ty tổ chức đánh giá kết quả thực hiện cam kết phối hợp an toàn, đề ra kế hoạch hoạt động trong năm tiếp theo với các chính sách và mục tiêu chung của cam kết là:

  • Tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, các quy định pháp luật hiện hành, các tổ chức quốc tế mà chúng ta đã tham gia và cam kết thực hiện, đồng thời hướng tới các tiêu chuẩn an toàn cao nhất của ngành hàng không;
  • Áp dụng đồng bộ phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quản lý rủi ro an toàn nhằm giảm thiểu và đạt được mức rủi ro an toàn chấp nhận;
  • Phối hợp chặt chẽ giữa 3 Tổng công ty để củng cổ và phát huy thành tích an toàn đã đạt được, khắc phục triệt để các vấn đề an toàn còn tồn tại trong các lĩnh vực liên quan thông qua hệ thống kiểm tra, giám sát;
  • Thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn hàng không và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn quốc tế, hệ thống cơ sở vật chất hỗ trợ cho khai thác tàu bay luôn được duy trình một cách đầy đủ. Các rủi ro tiềm ẩn uy hiếp an toàn được nhận biết thông qua hệ thống Quản lý an toàn để đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn một cách phù hợp, kịp thời;
  • Chủ động thu thập dữ liệu thông tin an toàn trong phạm vị toàn cầu, của Việt Nam và của các Tổng công ty để phân tích, chia sẻ và phân loại mức độ ưu tiên xử lý các vấn đề mang tính cấp bách và có thể trực tiếp uy hiếp đến an toàn hàng không;
  • Cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để thực thi chính sách và mục tiêu an toàn. Liên tục cải tiến hệ thống quản lý, tạo môi trường làm việc tin cậy, với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Hội nghị sẽ là dịp để ba Tổng công ty nhìn nhận, đánh giá các vấn đề, chia sẻ ý kiến, giải pháp để công tác phối hợp ngày càng hiệu quả hơn. (Ảnh: VNA).

Công tác Quản lý rủi ro an toàn hàng không

Chủ động phối hợp quản lý sự thay đổi, nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn, đánh giá và giảm thiểu rủi ro an toàn đối với các hoạt động khai thác tàu bay, phương tiện và ngăn ngừa các sự cố tàu bay xông ra ngoài đường cất hạ cánh (RE); tàu bay xâm nhập đường cất hạ cánh (RI); va chạm mặt đất (Ground collision) tại các cảng hàng không. Cũng phối hợp trong triển khai hiệu quả Chương trình an toàn đường CHC, Chương trình kiểm soát, quản lý rủi ro yếu tố tự nhiên, Chương trình kiểm soát vật thể lạ (FOD) để nâng cao công tác đảm bảo an toàn.

Ba Tổng công ty cùng thống nhất triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện đạt mục tiêu Bộ chỉ số an toàn SSP do Cục HKVN phê duyệt trong lĩnh vực  khai thác cảng hàng không, sân bay; lĩnh vực khai thác tàu bay; lĩnh vực đảm bảo hoạt động bay;

Công tác đảm bảo an toàn hàng không

Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình đảm bảo an toàn định kỳ dựa trên hoạt động kiểm tra, đánh giá có hệ thống, duy trì tuân thủ nghiêm các quy định, tiêu chuẩn áp dụng, đảm bảo tần suất kiểm tra, đánh giá. Trong đó, có chương trình kiểm tra, đánh giá kết hợp giữa các Tổng công ty.

Trao đổi và chia sẻ thông tin kiểm tra, đánh giá, các điểm không phù hợp được phát hiện trong quá trình hoạt động cung cấp dịch vụ, khai thác cho các bên liên quan để tiến hành khắc phục kịp thời đảm bảo an toàn, khai thác cho 03 Tổng công ty.

Công tác thúc đẩy an toàn hàng không

Chủ động đối thoại và trao đổi các thông tin an toàn thông qua các phương thức: Chia sẻ, trao đổi cùng xây dựng hệ thống tài liệu, quy trình, quy định về an toàn, các thông tin an toàn, các sự cố – vụ việc, an toàn hàng không có liên quan giữa 03 Tổng công ty và hỗ trợ kịp thời cho nhau, cung cấp các thông tin an toàn (Video clip, hình ảnh, mô phỏng…)  để phục vụ công tác điều tra nội bộ các sự cố, vụ việc uy hiếp an toàn. Bình giảng các báo cáo điều tra sự cố, vụ việc liên quan đến hoạt động khai thác tàu bay có liên quan đến trách nhiệm các bên để rút kinh nghiệm.

Hy vọng Hội nghị sẽ là dịp để ba Tổng công ty nhìn nhận, đánh giá các vấn đề, chia sẻ ý kiến, giải pháp để công tác phối hợp ngày càng hiệu quả hơn, thúc đẩy sự phát triển của các TCT nói riêng và ngành hàng không Việt Nam nói chung.

Phan Quy Doc-SQD
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.