Khung năng lực số – bước ngoặt cho năng suất lao động

Khung năng lực số được thiết kế để đánh giá và phát triển năng lực số cho cán bộ, nhân viên, giúp xác định được những năng lực số cơ bản cần có để làm việc tốt hơn trong môi trường số của doanh nghiệp. Việc xây dựng Khung năng lực số tại VNA là một trong những bước đi quan trọng trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành Hãng hàng không số.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số – quá trình thay đổi gắn liền với việc ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt đời sống xã hội của con người. Nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp chịu tác động sâu sắc khi các vị trí công việc liên tục biến đổi, phụ thuộc vào khả năng quản trị tri thức và kỹ năng công nghệ thông tin. Đó là khi mà năng lực số đang ngày một trở nên quan trọng hơn.

Báo cáo về chuyển đổi số ở các nước ASEAN đã khẳng định rằng, các chính phủ cần hành động để thích ứng với những tác động từ chuyển đổi số đến nền kinh tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục, đào tạo năng lực số nhằm đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu về nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp (1).

Năng lực số là gì?

Khái niệm năng lực số đã hình thành trong khoảng hơn 20 năm và thường được sử dụng cùng lúc với các khái niệm như kỹ năng số, năng lực thông tin, năng lực truyền thông hay năng lực học thuật.

Năm 2006, theo Khuyến nghị của Hội đồng Châu Âu, năng lực số là một trong những Năng lực chính cho học tập suốt đời với định nghĩa (cập nhật năm 2018) như sau: “Năng lực số liên quan tới sử dụng tự tin, nghiêm túc và có trách nhiệm các công nghệ số cho việc học tập, làm việc, và tham gia trong xã hội”

Năm 2018, UNESCO đưa ra định nghĩa: “Năng lực số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số để phục vụ cho các công việc từ đơn giản đến phức tạp cũng như khởi nghiệp. Năng lực số là tổng hợp của năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin và năng lực truyền thông.”

Năng lực số là một phần của khung năng lực chính cho Học tập suốt đời và có mối liên hệ với các năng lực khác.

Sự cần thiết áp dụng Khung năng lực số tại VNA

Khung năng lực số được thiết kế để đánh giá và phát triển năng lực số cho cán bộ, nhân viên, giúp xác định được những năng lực số cơ bản cần có để làm việc tốt trong môi trường số của doanh nghiệp. Từ đó, các cơ quan, đơn vị có thể xây dựng kế hoạch đào tạo tương ứng nhằm phổ cập các kiến thức cơ bản về các năng lực số cho toàn thể CBNV. Khung năng lực số là bộ tài liệu dùng để xác định, mô tả các năng lực số mà người lao động cần phải biết để có đủ khả năng làm việc, học tập một cách chủ động, tích cực và an toàn trong môi trường số.

Các khung năng lực số của các tổ chức quốc tế và trong nước đang được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Khung năng lực số của Ủy ban Châu Âu (DigComp), bản cập nhật v2.2 năm 2022.
  • Khung năng lực số toàn cầu của UNESCO (DLGF), phiên bản v4.4.2 năm 2018.
  • Khung năng lực số của Hội đồng Thư viện Đại học Úc (CAUL), năm 2020.
  • Khung năng lực số dành cho sinh viên DigiLit 1.0 của Trường Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2021.
Mô hình tham chiếu khái niệm Digcomp.

Khung năng lực số được áp dụng như thế nào?

1. Đánh giá năng lực số

Đánh giá năng lực số bao gồm 3 nội dung: Tự đánh giá, Đánh giá dựa trên kiến thức và Đánh giá dựa trên kết quả thực hiện theo tháng đánh giá.

2. Tuyển dụng nhân lực số, bố trí công việc

Khi tuyển dụng nhân lực mới, tầm quan trọng của năng lực số cần được đặc biệt nhấn mạnh. Việc đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với các năng lực số của ứng viên trong quá trình tuyển dụng phải luôn đảm bảo chúng phù hợp với các tiêu chí đã đặt ra.

Kết hợp kiểm tra năng lực số như một phần của quy trình tuyển dụng. Điều này có thể bao gồm đánh giá kỹ thuật, nghiên cứu điển hình hoặc thậm chí là hackathons – sự kiện thi đấu dành cho các lập trình viên máy tính và những người khác tham gia phát triển phần mềm – để đánh giá kỹ năng thực tế của ứng viên.

Bên cạnh đó, quá trình bố trí vị trí việc làm cho nhân viên cần tham khảo năng lực kỹ thuật số nhằm nâng cao năng suất lao động nhân viên và hiệu quả công việc. Xây dựng lộ trình rõ ràng để phát triển và thăng tiến nghề nghiệp dựa trên năng lực kỹ thuật số. Khuyến khích nhân viên liên tục cập nhật các kỹ năng của họ để luôn phù hợp.

3. Huấn luyện, đào tạo năng lực số

Chú trọng đến công tác huấn luyện, đào tạo năng lực số cho CBNV, người lao động, căn cứ nhu cầu thực tế, doanh nghiệp lựa chọn hình thức huấn luyện đào tạo phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập trên cơ sở tối ưu chi phí như: Huấn luyện trực tiếp (One-on-one Coaching); Học từ xa và trực tuyến qua webinar; Lớp học truyền thống; Học thông qua giải quyết vấn đề thực tế tại doanh nghiệp; Hội nghị; Trại học tập dã ngoại (Boothcamp); Chuyến đi nghiên cứu ở nước ngoài (International Study Tours)…

Ngành hàng không ngày càng phụ thuộc vào các công nghệ và công cụ kỹ thuật số để nâng cao tính an toàn, hiệu quả và trải nghiệm của khách hàng. Để đảm bảo rằng các nhân viên hàng không sở hữu những năng lực số cần thiết, VNA cần nghiên cứu và xây dựng Khung năng lực số phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.

Việc kết hợp Khung năng lực số vào quy trình tuyển dụng, bố trí công việc và đào tạo sẽ giúp đảm bảo rằng nhân viên có các kỹ năng số cần thiết để hoàn thành tốt vai trò của mình tại mỗi vị trí công tác và đóng góp vào sự tăng trưởng và đổi mới liên tục của TCTHK.

Tham khảo

(1)  Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam. 2021. Khung năng lực số: Công cụ đào tạo nhân lực số hữu ích. Từ: https://vjst.vn/vn/tin-tuc/4941/khung-nang-luc-so–cong-cu-dao-tao-nhan-luc-so-huu-ich.aspx

(2) Khung năng lực số của Ủy ban Châu Âu (DigComp), bản cập nhật v2.2 năm 2022.

TT Chuyển đổi số
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.