Huấn luyện “Văn hoá an toàn linh hoạt thúc đẩy an toàn khai thác”

Nằm trong chuỗi hoạt động quản lý rủi ro an toàn của Ủy ban An toàn VNA Group, lớp huấn luyện về “Văn hóa an toàn linh hoạt thúc đẩy an toàn khai thác” dành cho cán bộ quản lý an toàn và chuyên viên bộ phận làm công tác an toàn đã diễn ra thành công vào ngày 09 – 10/4/2024 vừa qua tại Trung tâm Huấn luyện Bay (TP HCM) nhằm năng cao nhận thức về văn hóa an toàn cho CBNV TCT.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hội thảo “Văn hóa an toàn linh hoạt thúc đẩy an toàn khai thác” cung cấp các kiến thức về văn hóa an toàn, chiến lược, các quy trình và công cụ giúp cho tổ chức bắt đầu xây dựng và duy trì văn hóa an toàn trong môi trường làm việc. Trong đó có các chuyên đề chính:

  • Cung cấp kiến thức căn bản về cách ứng dụng linh hoạt trong kinh doanh nhằm thúc đẩy an toàn khai thác hàng không, khám phá những yếu tố cần có để đảm bảo thành công trong môi trường phức tạp, không chắc chắn.
  • Môi trường kinh doanh ngày nay rất biến động và mọi người trong tổ chức cần có khả năng thích ứng với thế giới thay đổi trong khi vẫn đảm bảo đạt được các mục tiêu và kết quả của tổ chức.
  • Học viên sẽ khám phá các động lực của sự biến động, cách môi trường phức tạp và áp lực cạnh tranh đang phát triển, cách các tổ chức, nhóm và cá nhân có thể thích ứng và khai thác thay đổi để tạo lợi thế cạnh tranh và các công cụ và kỹ thuật cần thiết để cung cấp giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp.

Toàn cảnh các học viên tham dự Hội thảo. (Ảnh: Ban ATCL)

Văn hóa an toàn luôn tồn tại trong các tổ chức và nhà máy sản xuất ở tất cả loại hình doanh nghiệp và quy mô sản xuất. Văn hóa an toàn có thể tồn tại độc lập hoặc là một phần của văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa an toàn tại nơi làm việc được hình thành, củng cố, duy trì hoặc phát triển theo thời gian và được quyết định bởi cách thức mà doanh nghiệp vận hành hoặc tổ chức sản xuất.

Văn hóa an toàn tại nơi làm việc là cách thức làm việc không chịu tác động bởi các hình thức giám sát mà người lao động thể hiện trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh để bảo vệ và duy trì an toàn và sức khỏe cho chính bản thân họ trong suốt thời gian làm việc.

Làm bài tập nhóm một trong những hoạt động tương tác, trao đổi tại buổi huấn luyện. (Ảnh: Ban ATCL)

Giai đoạn bản năng là giai đoạn người lao động làm việc theo cách hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân. Người lao động ra quyết định dựa trên sự phỏng đoán và trực giác của họ. Hầu như không có nội quy, quy định và các hướng dẫn cụ thể về an toàn. Tỷ lệ tai nạn khá cao và hầu như không có báo cáo, thống kê. Giai đoạn này được chia làm 2 cấp độ: Cấp độ văn hóa của sự thoải mái – Người lao động làm việc theo bản năng, kinh nghiệm cá nhân; Cấp độ văn hóa của sự phòng ngừa – Bắt đầu có sự can thiệp của các quy định pháp luật. Ban giám đốc nhà máy đặt mục tiêu tuân thủ pháp luật.

Giai đoạn giám sát là giai đoạn người lao động làm việc với sự tuân thủ các nội quy, quy định và hướng dẫn cụ thể đối với công việc. Hầu như không có cơ hội cho sự phỏng đoán để ra quyết định. Tuy nhiên, tính kỷ luật lao động được duy trì nhờ vào cơ chế giám sát. Tỷ lệ tai nạn giảm và các tai nạn thường xảy ra vào những thời điểm mà sự giám sát giảm sút hoặc người lao động không duy trì được tính kỷ luật trong lao động. Giai đoạn này được chia làm 2 cấp độ: Cấp độ văn hóa tuân thủ – Bắt đầu có sự can thiệp của ban lãnh đạo và cấp quản lý nhà máy thông qua việc ban hành các nội quy, quy định, tiêu chuẩn an toàn mang tính nội bộ đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh; Cấp độ văn hóa kỷ luật – Bắt đầu có các cơ chế giám sát buộc người lao động phải thực hiện các nội quy, quy định, tiêu chuẩn. Các biện pháp chế tài, xử phạt được áp dụng đối với các vi phạm. Đây là giai đoạn bản lề và xây dựng nền tảng, đóng vai trò bước đệm cho những cấp độ phát triển cao hơn.

Quá trình chuyển đổi văn hóa an toàn trong doanh nghiệp. (Ảnh: Ban ATCL)

Giai đoạn tự chủ là sự tuân thủ của người lao động đối với các nội quy, quy định về an toàn mang tính chủ động của chính họ. Người lao động không quan tâm và bị ảnh hưởng bởi các cơ chế giám sát. Các quy định an toàn được lồng ghép vào quy trình sản xuất và được vận hành bởi người lao động hằng ngày như một điều hiển nhiên. Người lao động cũng chủ động phát hiện những nguy cơ, rủi ro và báo cáo để tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất. Giai đoạn này được chia làm 2 cấp độ: Cấp độ kiểm soát bằng quy trình – Bắt đầu tích hợp, lồng ghép quy định, yêu cầu an toàn vào quy trình vận hành sản xuất và trao quyền kiểm soát cho người lao động; Cấp độ tự chủ, còn gọi là văn hóa an toàn tự chủ.

Giai đoạn đội nhóm là giai đoạn người lao động bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến an toàn của người khác bao gồm đồng nghiệp, nhà thầu, khách… Người lao động sẵn sàng can thiệp, lên tiếng nhắc nhở nếu phát hiện hành vi không an toàn bởi vì đối với họ đó là điều không thể chấp nhận được.

Hội thảo tiếp nhận nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp sát thực tế của các cán bộ HSE đến từ các đơn vị. Qua đó có thể ứng dụng vào doanh nghiệp để xây dựng văn hóa an toàn, bảo đảm sự an toàn tối đa trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Văn hóa an toàn không chỉ là một nét văn hóa mang đậm chất nhân văn của doanh nghiệp mà còn có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những thành tích đáng kể trong kinh doanh. Các nhà lãnh đạo cần hiểu rằng văn hóa an toàn phải được xây dựng trước hết bằng cái tâm của người quản lý và cái tâm đó được thể hiện bằng hành động: làm tất cả những gì có thể làm được vì sự an toàn cao nhất cho người lao động.

Văn hóa an toàn linh hoạt trong doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích, đó là tạo nên tiêu chuẩn để hướng đến thành tích cao; tạo nên con người có tính kỷ luật; làm nền tảng cho hoạt động sản xuất hoàn hảo; giảm tai nạn lao động kể cả là tai nạn nhẹ; nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng, gia tăng sự gắn kết cho người lao động”.

Trong hội thảo, các học viên cũng chia sẻ thực tiễn tại đơn vị mình cũng như nghe bài học kinh nghiệm về xây dựng văn hóa an toàn, trao đổi và làm các bài tập theo nhóm.

Phan Quý Đốc Ban An toàn - Chất lượng
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.