Nối tiếp hành trình lan tỏa văn hóa số trên toàn TCT, chương trình đào tạo lần này nhằm mang đến cái nhìn đầy đủ về Văn hóa số VNA (VHS VNA) cho đội ngũ quản lý cấp trung; đặc biệt là tư duy, hành vi của Văn hóa số VNA và vai trò của đội ngũ quản lý trong việc lan tỏa văn hóa số trên toàn TCT.
Chương trình được Trung tâm Chuyển đổi số tổ chức với sự tham gia, chia sẻ của chuyên gia Lê Quang Vũ – Giám đốc Blue C.
Mở đầu phần trình bày của mình, ông Lê Quang Vũ một lần nữa khẳng định lại vai trò quan trọng của văn hóa số trong chuyển đổi số thông qua việc phân tích các case study về những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã có những thay đổi vượt bậc nhờ sức mạnh của văn hóa nội bộ, điển hình trong số đó là Ngân hàng DBS (Singapore). Tiếp theo, giới thiệu Bông sen số VNA với 5 thành tố gồm: Trải nghiệm khách hàng; Dữ liệu và công nghệ số; Đổi mới sáng tạo; Linh hoạt thích ứng và Quản trị số.
Nội dung quan trọng nhất của chương trình là hành trình thực thi văn hoá số tại VNA, các học viên được chia thành các nhóm nhỏ để chia sẻ, thảo luận về những điều mà VNA đang làm rất tốt, những điểm cần cải thiện và những điểm chưa đạt thông qua mô hình Glad – Sad – Mad. Thông qua phần thảo luận, 85 quản lý cấp trung đã có được cái nhìn đa chiều hơn về bức tranh chuyển đổi số tại VNA. Đó sẽ là cơ sở để đưa ra những giải pháp, cải tiến trong tương lai gần.
Kết thúc chương trình đào tạo, ông Lê Quang Vũ nhấn mạnh đến vai trò của đội ngũ quản lý, lãnh đạo đơn vị trong thực thi và lan tỏa Văn hoá số VNA.
“Với vai trò của một quản lý – một hạt nhân lan tỏa VHS tại VNA, mỗi người ngồi đây cần ghi nhớ 4 chữ: Nhớ – Làm – Nhắc – Khen. Nhớ nền tảng, nhớ bản chất của VHS VNA. Là người lãnh đạo, chúng ta cần phải làm gương, làm cùng CBNV. Phải thường xuyên nhắc đến VHS, và không quên nhắc nhở những ai đang có những hành vi chưa đúng về VHS. Với những người thể hiện đúng tinh thần của VHS VNA, cần phải khen đúng, khen nhiều để họ ngày càng phát huy hơn nữa.”
Với các nội dung thiết thực, mang tính ứng dụng cao trong quá trình chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị, các học viên đã có phần hỏi đáp sôi nổi, nhiều ý kiến đã được đưa ra, hướng đến mục tiêu thực hiện nhanh chóng, hiệu quả việc xây dựng, thực thi văn hoá số tại VNA. Thông qua chương trình đào tạo, đội ngũ quản lý cấp trung khu vực TP.HCM đã có được cái nhìn đầy đủ hơn về VHS VNA. Đặc biệt là tư duy, hành động cũng như vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ quản lý trong việc lan tỏa văn hoá số trên toàn TCT.