Quản lý rủi ro – Yếu tố tiên quyết trong hệ thống an toàn

Vấn đề an toàn hàng không đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong ngành vận tải hàng không. Đặc biệt, đối với hãng hàng không quốc gia, việc duy trì mức độ an toàn cao không chỉ là trách nhiệm mà còn là yếu tố quyết định đến uy tín và sự phát triển bền vững của VNA.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thực hiện chương trình quản lý rủi ro năm 2023 của Ủy ban An toàn – TCT HKVN và Thông báo kết luận số 145/KL-TCTHK-ATCL tại phiên họp số 1 của UBAT – VNA Group ngày 23/1/2024 về việc tăng cường thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác an toàn. Ngày 05/02/2025, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đã tổ chức cuộc họp đánh giá rủi ro an toàn hàng không định kỳ, nhằm tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho hành khách và phi hành đoàn, đồng thời khắc phục các lỗ hổng tiềm ẩn trong quá trình vận hành khai thác.

P. TGĐ Đinh Văn Tuấn – Chủ trì và điều hành cuộc họp (Ảnh: ATCL)

Cuộc họp đánh giá rủi ro an toàn hàng không có mục tiêu chính là nhận diện, phân tích và đánh giá các rủi ro của các cơ quan đơn vị đang quản lý được đưa vào hệ thống AQD và những rủi ro phát sinh mới có thể ảnh hưởng đến an toàn bay. Các yếu tố này bao gồm rủi ro từ thiết bị, nhân sự, quy trình vận hành và điều kiện môi trường khai thác …. . Đồng thời, cuộc họp cũng hướng đến việc đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ rủi ro và đảm bảo các yêu cầu về an toàn quốc tế theo đánh giá tiêu chuẩn IOSA Risk Base.

Cuộc họp thu hút sự tham gia của các cán bộ, chuyên viên an toàn hàng không, lãnh đạo các bộ phận kỹ thuật, Trung tâm điều hành khai thác, đoàn bay, đoàn tiếp viên, dịch vụ hành khách, VIAGS, an ninh, …… cùng với các đại diện từ các cơ quan chức năng trong hệ thống an toàn của VNA Group. Mỗi thành viên tham gia đều có vai trò quan trọng trong việc chia sẻ kinh nghiệm, phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp cải thiện công tác quản lý an toàn.

Các thành viên tham gia chia sẻ kinh nghiệm, phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp cải thiện công tác quản lý an toàn (Ảnh: ATCL)

Trong khuôn khổ cuộc họp, các yếu tố rủi ro được chia thành nhiều nhóm, bao gồm:

  • Rủi ro khối khai thác bay: Đây là yếu tố không thể thiếu trong việc duy trì một hệ thống an toàn bay hiệu quả. Các cuộc thảo luận tập trung vào công tác đào tạo phi công, tiếp viên hàng không, và nhân viên bảo trì. Việc đào tạo liên tục, cũng như việc đảm bảo sự tỉnh táo, chuyên nghiệp của nhân sự trong môi trường làm việc là rất quan trọng.

– Các quy trình vận hành không rõ ràng, thiếu đồng bộ, hay không tuân thủ đúng các quy định có thể tạo ra lỗ hổng an toàn. Do đó, cuộc họp đã xem xét lại tất cả các quy trình từ khâu chuẩn bị chuyến bay, kiểm tra an toàn trước chuyến bay, cho đến quy trình xử lý tình huống khẩn cấp.

– Thời tiết xấu, điều kiện tầm nhìn hạn chế, hay sự thay đổi khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn bay. Đặc biệt, các tình huống thiên tai như bão, mưa to gió lớn cần được dự đoán và xử lý hiệu quả. Hãng hàng không cần có các biện pháp đối phó nhanh chóng để bảo vệ an toàn cho hành khách và phi hành đoàn.

  • Rủi ro khối kỹ thuật: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn hàng không. Các sự cố về máy bay như trục trặc động cơ, hệ thống điện tử, hay hư hỏng thiết bị đều có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm. Các chuyên gia đã thống kê và phân tích các sự cố kỹ thuật từ trước đến nay, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, bảo trì định kỳ.
  • Rủi ro khối mặt đất và hàng hóa: Các sự cố như va chạm giữa phương tiện vận hành sân bay, xe chở hàng hóa, xe cứu hỏa hoặc xe cẩu với máy bay có thể xảy ra nếu không tuân thủ đúng quy trình an toàn. Những va chạm này có thể gây hư hỏng cho máy bay hoặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên.

– Xếp dỡ hành lý, hàng hóa lên máy bay không đúng cách, không tuân thủ các quy định về trọng lượng, phân loại hàng hóa có thể gây mất cân bằng trọng tâm máy bay, ảnh hưởng đến khả năng bay và gây ra các sự cố trong suốt chuyến bay.

– Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (chất dễ cháy, chất nổ, hóa chất độc hại, v.v.) nếu không tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về đóng gói, phân loại và vận chuyển có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Hàng hóa nguy hiểm cần phải được xử lý đặc biệt và đảm bảo rằng chúng không gây ảnh hưởng đến an toàn của chuyến bay và hành khách.

Khối khai thác bay, Kỹ thuật, khai thác mặt đất trình bày quản lý rủi ro trên hệ thống AQD và biện pháp phòng ngừa rủi ro (Ảnh: ATCL)

Cuộc họp không chỉ dừng lại ở việc phân tích rủi ro mà còn đưa ra nhiều biện pháp và khuyến nghị nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm. Một số giải pháp chủ yếu bao gồm:

  • VNA cần tăng cường tần suất kiểm tra kỹ thuật, đặc biệt là đối với các máy bay có tuổi đời lớn. Việc thay thế linh kiện, bảo dưỡng máy bay cần được thực hiện đúng thời gian và theo quy trình nghiêm ngặt.
  • Các khóa huấn luyện định kỳ cho phi công, tiếp viên và nhân viên kỹ thuật cần được duy trì và nâng cao chất lượng. Đặc biệt, trong các tình huống khẩn cấp, việc huấn luyện định kỳ sẽ giúp nhân sự phản ứng kịp thời và chính xác.
  • Các công nghệ tiên tiến như hệ thống giám sát máy bay trực tuyến, hệ thống cảnh báo sớm về tình huống nguy hiểm và các công cụ phân tích dữ liệu sẽ giúp nhận diện sớm các rủi ro tiềm ẩn.
  • Việc rà soát và hoàn thiện các quy trình liên quan đến an toàn bay sẽ giúp hạn chế tối đa sự cố trong quá trình vận hành. Các quy trình này cần được kiểm tra, cải tiến và nâng cấp thường xuyên để bắt kịp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Cuộc họp đánh giá rủi ro an toàn hàng không của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam là một bước đi quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho hành khách và phi hành đoàn. Với sự tham gia của các chuyên gia và các bộ phận liên quan, các biện pháp cụ thể đã được đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ của hãng. An toàn hàng không không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân mà còn là cam kết của cả tổ chức đối với xã hội và khách hàng.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.