5 thách thức lớn với chuyển đổi số tại các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, là lựa chọn sống còn để doanh nghiệp bứt tốc và cạnh tranh được với các đối thủ để chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên chuyển đổi số cũng đang đặt ra nhiều thách thức lớn mà các doanh nghiệp cần phải vượt qua nếu muốn thật sự có những bước chuyển mình đột phá.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Thiếu hụt về nguồn lực

Theo tạp chí PECB(1) (Professional Evaluation and Certification Board – Hội đồng đánh giá và chứng nhận chuyên nghiệp), thiếu hụt nguồn lực là một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là sự thiếu hụt đội ngũ chuyên gia với những năng lực cốt lõi cần thiết cho sự thay đổi. Chuyên môn về phân tích, điện toán đám mây, an ninh mạng, kiến ​​trúc doanh nghiệp, trải nghiệm kỹ thuật số, chuỗi khối và các lĩnh vực khác là rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi số. Để tìm ra những mảnh ghép phù hợp (cả về năng lực và ngân sách) là điều không dễ dàng.

Bên cạnh đó, để áp dụng các sáng kiến kỹ thuật số thì các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với sự thiếu hụt các nguồn lực quan trọng khác. Sự thiếu hụt vi mạch toàn cầu vẫn là rào cản đối với nhiều ngành công nghiệp. Sau đó, vẫn còn những vấn đề cản trở chuỗi cung ứng phần cứng và thiết bị Công nghệ thông tin. Sự thiếu hụt ngăn cản việc triển khai kịp thời các nguồn lực đầy đủ cho các sáng kiến ​​phù hợp.

Cùng với đó, bài toán thiếu hụt nguồn lực tài chính cũng đặt ra một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch. Rất nhiều doanh nghiệp có quan niệm sai lầm rằng chi phí chuyển đổi số nằm trong chi phí hoạt động. Khi các doanh nghiệp không coi ngân sách dành cho chuyển đổi số là một khoản đầu tư chiến lược, họ sẽ phân bổ không đủ ngân sách cho nó. Cuối cùng, điều này cản trở việc triển khai đúng cách, cản trở sự linh hoạt cũng như khả năng thích ứng trong tương lai.

2. Sự phát triển liên tục của nhu cầu khách hàng

Kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng ngày một nâng cao là hệ quả tất yếu của sự phát triển và cải tiến trong dịch vụ khách hàng. Điều này đặt ra một thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp.

Giờ đây, khách hàng mong đợi sự trải nghiệm một cách thuận lợi, liền mạch trên nhiều kênh và điểm tiếp xúc. Họ yêu cầu thời gian phản hồi nhanh hơn, truy cập thông tin dễ dàng và các sản phẩm hoặc dịch vụ được tùy chỉnh theo hướng ngày một tốt hơn. Ngay cả khi các doanh nghiệp đã có nhiều năm để chuyển đổi số thì nhu cầu của khách hàng vẫn có thể thay đổi liên tục trong suốt thời gian đó vì họ không ngừng tìm kiếm các dịch vụ hoàn hảo hơn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển liên tục của khách hàng.

Kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng không ngừng nâng cao là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. (Ảnh: VNA).

3. Rủi ro bảo mật gia tăng

Chuyển đổi số tạo ra một lượng lớn dữ liệu trên môi trường không gian mạng, do vậy việc bảo vệ an ninh thông tin và riêng tư dữ liệu ngày càng trở nên khó khăn. Các vụ vi phạm dữ liệu và tấn công mạng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp và cá nhân. Sự lo ngại về an ninh thông tin là rào cản trong việc chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, việc xác minh mức độ bảo mật của từng nền tảng và công cụ của bên thứ ba là một thách thức lớn ngay cả đối với các doanh nghiệp có đội ngũ phát triển công nghệ vững chắc.

Để thích ứng với những thay đổi đột ngột về nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều công ty đã gấp rút triển khai các giải pháp kỹ thuật số. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp dễ đối mặt với những nguy cơ và rủi ro đến từ môi trường mạng.

4. Thay đổi văn hóa tổ chức như thế nào?

Không ít người vẫn cho rằng, chuyển đổi số chỉ đơn thuần là những thay đổi về công nghệ và dữ liệu. Các công ty vẫn đang cố gắng đưa thật nhiều những hệ thống, giải pháp bằng phần mềm để quản trị và hỗ trợ sản xuất. Điều này sẽ cải thiện tình hình trước mắt nhưng xét về lâu dài lại không bền vững. Khi tư duy và nhận thức của mỗi thành viên trong tổ chức không theo kịp sự thay đổi về công nghệ sẽ dẫn đến sự đứt gãy về quy trình, tạo rào cản tâm lý cho nhân viên.

Khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen. Thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là có nhận thức đúng. Chính vì vậy việc xây dựng Văn hóa số là điều có thể làm sớm nhất và cần phải làm sớm nhất.

Doanh nghiệp sẽ không thể chuyển đổi số thành công nếu bỏ qua văn hóa số. (Ảnh: VNA).

Chuyển đổi số đi kèm với sự thay đổi về văn hóa tổ chức. Mọi người phải thay đổi cách làm việc, tư duy và cách tương tác để phản ánh các thay đổi trong quá trình số hóa. Điều này có thể gặp phải sự khó khăn và kháng cự từ những người không muốn thay đổi hoặc không thể thích nghi nhanh chóng với những công nghệ mới.

Để duy trì tính cạnh tranh, các doanh nghiệp trên toàn thế giới cần phải theo kịp những thay đổi và thích ứng với chiến lược quản lý thay đổi mới. Tuy nhiên, đây sẽ là một thách thức không nhỏ vì việc thay đổi và thích ứng với một cơ cấu tổ chức mới cần có thời gian và cả ngân sách để thực hiện.

5. Nỗi sợ “mất việc làm”

Một thách thức lớn khác của chuyển đổi số là nguy cơ thất nghiệp trong các ngành truyền thống khi công nghệ thay thế con người. Điều này dẫn đến nỗi sợ “mất việc làm” và nó có thể cản trở việc hình thành tư duy thay đổi của nhân viên, xa hơn có thể sự phản kháng(2)

Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng đặt ra bài toán nhân sự cần phải giải quyết, đó là các doanh nghiệp có thể đào tạo lại những nhân sự cũ để họ thích nghi với công việc mới hay không? Và thậm chí là họ cũng sẽ lại tiếp tục phải thích ứng và cần thay đổi trong tương lai.

5 thách thức kể trên đều đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp, trong đó có Vietnam Airlines. Những khó khăn không thể nào đong đếm đến từ đại dịch Covid-19, bất ổn địa chính trị thế giới và lạm phát kinh tế toàn cầu… đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu chuyển đổi số của Vietnam Airlines, đặc biệt là những thiếu hụt về mặt nguồn lực.

Nhưng chính trong những thời khắc khó khăn nhất, văn hóa của Vietnam Airlines đã làm nên sự khác biệt. Niềm tin vào Ban Lãnh đạo Tổng công ty với những đường lối chỉ đạo đúng đắn, niềm tin vào sự trở lại mạnh mẽ của Vietnam Airlines và ngành hàng không chính là những tiền đề giúp Tổng công ty đứng vững và từng bước hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số. Yếu tố con người một lần nữa thể hiện được vai trò và giá trị tại Vietnam Airlines.

Để rồi tiếp sau đây, chính con người sẽ lại tiếp tục là động lực để Vietnam Airlines chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa thông qua Văn hóa số.

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà thông điệp “Chuyển đổi số hay là chết” đã không còn quá xa lạ thì các doanh nghiệp cần nhìn nhận nghiêm túc câu chuyện Chuyển đổi số, vượt qua tất cả các thách thức để hướng đến sự thành công. Bởi “Ai làm chuyển đổi số thành công từ môi trường thực sang môi trường số, người ấy sẽ tồn tại. Không chuyển đổi, không kịp chuyển đổi sẽ bị thay thế, đào thải”(3)

Tham khảo

1. https://pecb.com/article/digital-transformation-challenges-and-how-to-overcome-them#:~:text=Lack%20of%20expertise%20is%20a,expertise%2C%20skills%2C%20and%20knowledge

2. https://www.linkedin.com/pulse/overcoming-resistance-digital-transformation-fear-skill-mark-hughey#:~:text=One%20of%20the%20most%20significant,power%20structures%2C%20and%20job%20security

3. Bộ Thông tin & Truyền thông, 2021, Cẩm nang Chuyển đổi số

4. https://acquire.io/blog/digital-transformation-customer-experience

5. https://www.infoq.com/news/2019/11/digital-culture-transformation/

Trung tâm CĐS tổng hợp

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.