Điều gì xảy ra khi hai “ông lớn” hàng không sáp nhập?

Nếu thương vụ đang được đồn đoán giữa hai hãng hàng không giàu có vùng Vịnh – Emirates có trụ sở tại TP Dubai và Etihad tại Thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) thành công, sẽ trở thành cuộc sáp nhập của thế kỷ trong ngành hàng không thế giới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kỳ vọng tạo ra hãng bay lớn nhất thế giới

Từ khoảng trung tuần tháng 9 đến nay, nhiều tờ báo lớn như Bloomberg đã nhiều lần dẫn các nguồn tin thân cận cho rằng, các giám đốc điều hành đến từ hai hãng hàng không Emirate và Etihad đang âm thầm lên kế hoạch sáp nhập, tạo ra hãng hàng không lớn nhất thế giới xét về lượng hành khách.

Hai hãng có tổng lợi nhuận là 29,3 tỉ USD và kiểm soát khoảng 5% tổng số các tuyến hàng không trên toàn thế giới. Ngoài ra, Emirates và Etihad chiếm khoảng 60% công suất bay trên các tuyến từ Australia đến châu Âu, Trung Đông và châu Phi.

Đến thời điểm này, Etihad và Emirates đã công khai bác bỏ các thông tin đàm phán sáp nhập nhưng vẫn bỏ ngỏ khả năng Emirates có thể mua lại các hoạt động hàng không của Etihad, theo một số nguồn tin giấu tên tham gia các cuộc bàn bạc riêng tư liên quan đến vấn đề này.

Các cuộc đàm phán diễn ra khá chóng vánh và không sâu, một nguồn tin cho hay. Theo người này, dù hai hãng đạt được bất cứ thỏa thuận nào đều có thể đối mặt với những nghi ngờ liên quan đến luật chống độc quyền cũng như nhiều trở ngại chính trị khác.

Thương vụ giữa  Emirates và Etihad kỳ vọng tạo ra hãng bay lớn nhất thế giới.

Giá vé có thể bị đẩy lên cao

Trong trường hợp kế hoạch hợp tác thành công, nó sẽ thay đổi ngành hàng không thế giới theo một số hướng như sau:

Thứ nhất, giá vé sẽ tăng. Theo các nhà phân tích của Bloomberg, hành khách tại châu Âu và châu Á dự kiến sẽ phải chịu mức giá cao hơn vì mối quan hệ sáp nhập này sẽ làm hạ bớt năng suất trên thị trường. Nhờ đây mà các đối thủ như Deutsche Lufthansa AG và Air France-KLM đang khai thác cùng tuyến cũng giảm căng thẳng.

Mặt khác, sự sáp nhập này sẽ gây ra chồng chéo về số tuyến. Hầu hết các tuyến có Etihad hoạt động đều có mặt của Emirates và hơn nửa số tuyến của Emirates giống của Etihad.

Emirates hiện là hãng hàng không chiếm lĩnh các địa điểm quan trọng ở Trung Đông, Ấn Độ và Australia. Đồng nghĩa, hai hãng hàng không này buộc phải bỏ một số tuyến hoặc slot tại các trung tâm hàng không chính, theo nhà phân tích của Bloomberg – ông David Fickling.

Hình thành siêu trung tâm hàng không vùng Vịnh

Thứ hai, thỏa thuận này góp phần tạo nên hình mẫu siêu trung tâm hàng không của vùng Vịnh, vì đây sẽ là động thái mở đường cho phép tập đoàn hàng không liên doanh này kiểm soát 2 sân bay lớn nhất khu vực.

“Tiếp đó, Emirates và Etihad có thể phân chia sự tập trung sang các khu vực khác, trong đó hãng có trụ sở tại Abu Dhabi sẽ tập trung vào hành khách Mỹ vì vốn sở hữu một cơ sở thông quan trước tại đây cho phép hành khách đẩy nhanh thời gian làm thủ tục check-in. Trong khi đó, Dubai có thể tập trung hơn vào hành khách châu Âu”, nhà phân tích của Bloomberg Intelligence George Ferguson nhận định.

Hãng Emirates tại Dubai đã sử dụng hình mẫu trung tâm hàng không này để chuyển mình thành hãng hàng không đường dài lớn nhất toàn cầu nhưng lại đối mặt với áp lực lớn từ cạnh tranh của các sân bay tại châu Á mới nổi cùng rất nhiều tuyến đường dài trực tiếp giá rẻ đang phát triển với số lượng nhanh chóng mặt.

Tác động thứ tư đó là, với sự hỗ trợ của Emirates, Etihad sẽ giành thêm nhiều quyền đàm phán với Airbus và Boeing để hủy một phần trong đơn đặt hàng tổng cộng 174 máy bay trị giá 46 tỉ USD. Emirates đang là một bên mua máy bay lớn hơn và tốt hơn, đồng thời là khách hàng quan trọng mua máy bay lớn nhất của cả hai hãng sản xuất máy bay Boeing, Airbus.

Chưa kể, hoạt động sáp nhập này có thể làm giảm chồng chéo các tuyến, từ đó hạ bớt nhu cầu mua sắm thêm máy bay.

Hơn nữa, để có thể kết hợp giữa hai hãng bay giàu có nhất thế giới tại quốc gia hàng đầu vùng Vịnh, chắc chắn không thể không quan tâm tới chính trị. Nhớ lại trước đây, Abu Dhabi từng giúp đỡ Dubai sau khủng hoảng tài chính năm 2008 và vẫn là “át chủ bài” về trữ lượng dầu mỏ trong UAE.

Nhưng hiện nay, Dubai đã vươn lên phát triển ngành công nghiệp du lịch tốt hơn và sở hữu hãng hàng không mạnh hơn. Mặc dù hai ông lớn Emirates – Etihad từng hợp tác để củng cố doanh nghiệp nhưng lần này là thương vụ hợp tác vô cùng lớn, đó là sáp nhập hẳn với nhau và chắc chắn đòi hỏi phải có sự sắp xếp kỹ lưỡng.

Trong đó, mối quan hệ này chắc chắn vấp phải nghi ngờ từ phía các hãng hàng không Mỹ vốn thể hiện phản ứng gay gắt, cáo buộc Emirates và Etihad được Chính phủ hậu thuẫn hàng tỉ USD. Sự kết hợp giữa hai hãng hàng không vùng Vịnh chắc chắn sẽ được coi như “phao cứu sinh” ngầm để vực dậy Hãng hàng không Etihad vốn đang gặp khó khăn.

Theo báo GT

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.