10 xu hướng công nghệ trọng điểm của ngành HK trong năm 2019

Sinh trắc học, Robot và những phương tiện tự động hay Trải nghiệm nhập vai với Thực tế ảo là những xu hướng công nghệ trọng điểm của ngành Hàng Không trong năm 2019.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dưới đây là những xu hướng công nghệ nổi bật sẽ định hình ngành Hàng Không trong năm nay và có thể là trong tương lai gần mà chúng ta cần để mắt tới.

1. Sinh trắc học (Biometrics)

“Sinh trắc học” ngày nay không còn là một thuật ngữ nữa mà chúng đã đi vào hiện thực với những sáng kiến dần đi vào thực tiễn và những thử nghiệm trên khắp thế giới. Trong số các hãng hàng không Hoa Kỳ, Delta Air Lines và American Airlines là hai hãng luôn sẵn sàng phát triển những phương thức mới nhằm cải thiện quy trình và trải nghiệm khách hàng thông qua "sinh trắc học".

Delta-đối tác của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (U.S Customs and Border Protection), Phi trường Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta, Cục An ninh vận tải (TSA)đã khánh thành hệ thống sinh trắc học tại trạm đưa đón khách của mình. Bên cạnh đó, American Airline cũng trở thành hãng hàng không mới nhất cho thử nghiệm sinh trắc học tại Sân bay Quốc tế Los Angeles (LAX).

Các sân bay quốc tế khác trên thế giới bao gồm: sân bay Changi, sân bay Heathrow và sân bay Quốc tế Hong Kong đã cho ra mắt các dự án liên quan đến sinh trắc học, chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình trải nghiệm hành khách trong những năm sắp tới.

Xem xét các dự báo tăng trưởng cho ngành hàng không Ấn Độ, sân bay Quốc tế Bengaluru, sân bay lớn thứ ba trong nước với số lượng hành khách khổng lồ cũng đã bắt đầu triển khai và đầu tư vào sinh trắc học, góp phần hỗ trợ cho đà phát triển tổng thể. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với FTE, Satyaki Raghunath, Giám đốc Chiến lược và Phát triển của sân bay Quốc tế Bangalore, chia sẻ về tầm nhìn của ông: “Về bản chất, khuôn mặt của bạn sẽ trở thành “ tấm thẻ” lên máy bay.”

Trong nửa đầu năm 2019, sân bay quốc tế Dallas/Fort Worth đang cho ra mắt thử nghiệm về công nghệ sinh trắc học ở mỗi giai đoạn trong hành trình khách hàng cùng với World Travel & Tourism Council, American Airlines, Hilton và MSC Cruises. Ở một nơi khác, Emirates cũng sẵn sàng để ra mắt cái được gọi là “lộ trình sinh trắc học” – "biometric path", công nghệ này giúp cho khách hàng được trải nghiệm một hành trình bay tuyệt vời tại trung tâm hàng không Quốc tế Dubai. 

2. Chuỗi khối (Blockchain)

Theo các số liệu về công nghệ vận tải hàng không 2018 của SITA, 34% các sân bay đang lên kế hoạch các chương trình nghiên cứu và phát triển blockchain vào năm 2021. Một phạm vi mà blockchain có tiềm năng ứng dụng rất cao chính là quy trình nhận dạng khách hàng và giúp giảm nhu cầu kiểm tra bằng ID.

Quả thực, chúng tôi đã tìm thấy một số sáng kiến thú vị khám phá tiềm năng của blockchain trong năm 2018, bao gồm Lufthansa Innovation Hub’s Aviation Blockchain Challenge. Năm ngoái, chương trình khách hàng thân thiết của Singapore Airlines, KrisFlyer, được sáng lập bởi KrisPay, được xem là hệ thống ví điện tử xác định mức độ trung thành của khách hàng dựa trên blockchain, đầu tiên trên thế giới.

Một sáng kiến khác diễn ra vào cuối năm 2017, chúng tôi đã nhận thấy các sân bay gồm Gevena Airport, hãng hàng không British Airways, sân bay Heathrow, sân bay Quốc tế Miami và SITA Lab đã tham gia vào một dự án hợp tác để khám phá xem liệu công nghệ blockchain có thể giúp tạo ra “single source of truth” (dữ liệu chuyến bay được cập nhật liên tục và có thể được truy cập bởi nhiều bên liên quan). Ví dụ như: khi có sự chậm trễ chuyến bay, điều này có thể dẫn đến các thông tin khác nhau được cập nhật trên các ứng dụng hành khách và cổng thông tin tại sân bay. Dự án nghiên cứu của FlightChain đặt ra để đảm bảo tất cả các bên liên quan đều có quyền truy cập vào cùng một thông tin một cách chính xác

Đây vẫn là bước khởi đầu của công nghệ này và tiềm năng của nó đôi khi bị thổi phồng quá mức. Tuy nhiên, trong năm 2019, chúng ta có thể mong đợi nhiều thông báo liên quan đến blockchain và những thử nghiệm như máy bay hoặc sân bay sẽ tiếp tục khám phá cách thức mà chúng có thể tác động tích cực đến ngành công nghiệp này. 

3. Robot và những phương tiện tự động (Robotics and Autonomous Vehicles)

Robots là “sự hiện diện” ngày càng phổ biến tại các sân bay. Từ Seoul đến Seattle đến Munich, vài năm qua đã chứng kiến ​​các sân bay trên khắp thế giới áp dụng robot để thu hút khách hàng và tối ưu hóa hiệu quả.

Các sân bay châu Á đang dẫn đầu về điều này, chẳng hạn như robot Airstar tại sân bay Incheon, robot Haneda của Robotics Lab, robot Rada của Vistara – robot đầu tiên tại sân bay Ấn Độ. Ở châu Âu, có Josie Pepper – một robot ở sân bay Munich. Robot đóng một vai trò quan trọng trong quy trình xử lý hành lý của hành khách. Trên thực tế, sân bay Rotterdam The Hague, các xe đẩy hành lý tự động, robot xử lý hành lý đã được đi vào thử nghiệm.

Nhờ vào trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và Machine Learning, rất nhiều robot có khả năng học tập và mở rộng kiến thức, chúng có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho hành khách và các hoạt động bổ sung có ích cho các hãng hàng không và sân bay. Vì vậy, khi có nhiều sân bay nắm bắt xu hướng này, công nghệ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng mối quan hệ giữa các hành khách và sân bay trong suốt năm 2019.

 4.Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)

Trí tuệ nhân tạo vẫn được đánh giá cao hơn so với robot. Một số lượng các hãng hàng không và sân bay đã ra mắt các sản phẩm AI như: chatbot và trợ lý ảo (virtual assistants). Câu hỏi được đặt ra là liệu công nghệ này có cách mạng hóa dịch vụ khách hàng và tối ưu hóa được hiệu quả hơn nữa hay không.

Chẳng hạn như Groupe ADP là một doanh nghiệp đang lên kế hoạch khám phá rộng hơn về tiềm năng của AI. Trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất với FTE, Sébastien Couturier, Trưởng phòng đổi mới và liên doanh-Groupe ADP, chia sẻ về quan điểm của ông: “AI được ứng dụng cho mọi tầng lớp hoạt động cơ sở hạ tầng, khi chúng tôi nhận thấy có xu hướng mới trong lĩnh vực xây dựng thông minh, trong robot, hoặc những phương tiện công nghệ tự động.”

Chúng ta mong đợi sẽ nghe được nhiều sự phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này, năm mà AI tiếp tục đạt được những bước đột phá trong nhiều ngành công nghiệp.

5. Trải nghiệm nhập vai với Thực tế ảo (Virtual Reality) và Thực tế tăng cường (Augmented Reality)

Với những khách hàng dần quen thuộc với việc sử dụng các sản phẩm thực tế ảo (VR) như Oculus, Google VR và PlayStation VR, cũng như điện thoại thông minh hỗ trợ thực tế tăng cường, một số sân bay và các hãng hàng không đã tạo ra nhiều trải nghiệm tuyệt vời tại trạm đưa đón khách (terminal) cũng như trong chuyến bay (in-flight).

Năm ngoái, Inflight VR tuyên bố rằng họ trở thành doanh nghiệp đầu tiên giới thiệu “motion sickness-free” giải pháp VR giải trí trong chuyến bay (IFE). Giải pháp đã được thử nghiệm bởi Iberia tại phòng chờ cao cấp Madrid và trên các chuyến bay chọn lọc. Ở nơi khác, Etihad và Emirates là hai trong số hãng có tai nghe VR thử nghiệm trong phòng chờ sân bay, trong khi Alaska Airlines đã hợp tác với Skylights để dùng thử VR IFE.

Rõ ràng, rất nhiều các hãng hàng không đã thấy được tiềm năng của AR và VR, tuy nhiên các nhà chức trách vẫn đang xem xét liệu công nghệ mới có mang lại các trải nghiệm giải trí bền vững thử thách của thời gian hay không.

6. Công nghệ giọng nói

Công nghệ giọng nói hay công nghệ nhận dạng giọng nói đang trở nên gắn liền với cuộc sống hằng ngày của chúng ta nhờ vào Amazon Echo, Google Home hay Apple Siri, và chúng dần trở thành một chuẩn mực để tương tác với công nghệ.

Năm 2018, Sân bay Heathrow đã tham gia vào xu hướng này, họ trao cho hành khách quyền được hỏi Amazon Alexa về thông tin tình trạng chuyến bay trực tiếp, cập nhật cổng thông tin chi tiết về điểm đi và điểm đến, cũng như Virgin Australia, hãng hàng không đầu tiên bên ngoài Bắc Mỹ triển khai check-in bằng giọng nói cũng thông qua Amazon Alexa. Hãng hàng không United Airlines bây giờ có thể sử dụng Google Assistant để bắt đầu thủ tục check-in đơn giản thông qua câu nói: “Hey Google, check in to my flight”.

Tiềm năng của công nghệ giọng nói là rất lớn và chúng có những tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp – từ cách thức yêu cầu thông tin và chia sẻ về cách thanh toán. Quả thật, chúng ta có thể mong đợi công nghệ giọng nói sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm du lịch đơn giản, trơn tru và mang tính cá nhân hóa từ nhà cho đến cổng sân bay. 

7. An ninh mạng

Song song với việc số hóa đang diễn ra trong ngành vận tải hàng không, số vụ tấn công vào hệ thống mạng của ngành này đang gia tăng đáng kể. Một số những sáng kiến tăng cường an ninh mạng trong thời gian gần đây bao gồm việc mở rộng trung tâm bảo mật thông tin sân bay Munich và dịch vụ trung tâm điều hành an ninh Airbus và SITA.

Theo Vivien Eberhardt – Giám đốc SITA Cybersecurance trong cuộc phỏng vấn với FTE năm 2018: “Tấn công mạng là một mối đe dọa cực lớn với tác động gián tiếp mạnh mẽ trong ngành công nghiệp đan xen như ngành vận tải hàng không.” “Các lớp trên cơ sở hạ tầng đều có thể bị ảnh hưởng, và hậu quả sẽ gây tác động trực tiếp đến việc di chuyển toàn cầu đang phát triển mạnh trên khắp thế giới. Đó là lý do vì sao ngành công nghiệp này lại đặt ưu tiên hàng đầu với an ninh mạng để đảm bảo rằng nó luôn có sự chuẩn bị chu đáo trước mọi cuộc tấn công tiềm năng.”

8. Kết nối Wi-Fi trên máy bay

Số lượng các hãng hàng không triển khai việc kết nối Wi-Fi trên các chuyến bay tiếp tục tăng. Báo cáo WIFI vào năm ngoái của Routehappy cho thấy 82 hãng hàng không trên thế giới hiện cung cấp wifi trên máy bay – tăng 17% so với năm 2017. Đây chắc chắn là một tin tốt đối với các hành khách, những người phụ thuộc nhiều vào việc kết nối wi-fi. Tuy nhiên, ngoài lợi ích rõ ràng cho hành khách còn tiềm ẩn một tiềm năng tài chính mạnh mẽ cho các hãng hàng không.

Chẳng hạn như Finnair, một trong những hãng hàng không dẫn đầu trong các dịch vụ phụ trợ tại sân bay. Các nguồn thu phụ trợ của hãng này chủ yếu đến từ thực phẩm, thức uống, bán lẻ du lịch và nâng cấp bộ phận bán hàng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều những dịch vụ đang được đẩy mạnh thông qua cổng thông tin Nordic Sky Wifi và hệ thống giải trí trong chuyến bay.

Không có gì quá ngạc nhiên khi các khách hàng châu Á trở thành tâm điểm thu hút của các hãng hàng không, vì xu hướng cho thấy doanh thu phụ trợ đạt mức cao tại các tuyến bay ở châu Á. Theo Sari Nevanlinna, trưởng phòng kinh doanh phụ trợ, trải nghiệm khách hàng của Finnair đã phát biểu với FTE: “Bản địa hóa thực chất rất quan trọng để thu hút sự chú ý của các khách hàng châu Á”. Để nhắm đến người mua hàng Trung Quốc, Finnair cũng đã ra mắt Alipay và đang nỗ lực để bản địa hóa giọng nói trong chiến lược tiếp thị và tham gia vào các platform bản địa như WeChat.

Cải thiện việc kết nối trên máy bay cũng mở ra cơ hội phát triển với các dịch vụ phát trực tuyến, bao gồm cả Netflix và Amazon Prime. Mặc dù phải mất thêm vài năm nữa để những tiện ích của máy bay được kết nối đầy đủ với hiện thực hóa, chúng ta có thể hy vọng 2019 sẽ là năm bản lề trong các mối quan hệ đối tác tại lĩnh vực này.

9. Công nghệ hỗ trợ

Sự tiến bộ của công nghệ đang mang lại những thay đổi cần thiết để các hãng hàng không và sân bay hỗ trợ khách du lịch các nhu cầu bổ trợ thiêt khác. Chẳng hạn như sân bay Edinburgh, đã cho ra mắt một ứng dụng (được phát triển bởi Neatebox), cho phép khách hàng cá nhân hóa những sự hỗ trợ mà họ yêu cầu bằng cách thiết lập hồ sơ và những yêu cầu hỗ trợ trước khi khách hàng bắt đầu chuyến đi.

Một vài sân bay khác bao gồm Houston, Seattle-Tacoma và Heathrow đã kết hợp với công ty công nghệ Aira, cố gắng cung cấp những trải nghiệm tốt nhất đối với những du khách khiếm thị và có tầm nhìn kém thông qua kính thông minh và ứng dụng hỗ trợ.

Trong năm 2019, chúng ta có thể hy vọng nhiều sân bay sẽ tham gia vào xu hướng này vì đây là một vấn đề thiết yếu với ngành du lịch. 

10. Tiên phong trong quan hệ đối tác thương mại

Trong nỗ lực tìm kiếm những cách sáng tạo để phục vụ hành khách tốt hơn, các sân bay đang ngày càng đầu tư vào quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp hàng đầu hiện nay về dịch vụ khách hàng và bán lẻ.

Năm ngoái, sân bay Quốc tế Dubai trở thành đối tác đầu tiên với Deliveroo, một trong những doanh nghiệp dẫn đầu toàn cầu về phân phối thực phẩm. DeliverooDXB đã tạo ra một concept độc nhất được thử nghiệm tại sân bay, giúp cho khách hàng có được thức ăn fresh được chuyển thẳng đến cổng sân bay chỉ sau vài phút đặt hàng.

Sân bay Amsterdam Schiphol là đối tác với HMSHost International cũng đang đi theo mô hình này. Giám đốc sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng tại sân bay Amsterdam Schiphol – Tanja Dik đã nhận định rằng một trong những động lực khi làm việc này chính là để khám phá được những khía cạnh thực tế, vì nó có tiềm năng hỗ trợ các sân bay vượt qua ‘định kiến’ rằng đây là một không gian bị hạn chế các cửa hàng phục vụ dịch vụ bổ sung. “Đây là lý do vì sao chúng tôi đã đưa ra ý tưởng về các concept cải tiến và nắm bắt xu hướng trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và kỹ thuật số.” Cô chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy các cơ hội và sau đó nhanh chóng triển khai chúng với hy vọng sẽ cải thiện trải nghiệm hành khách tốt hơn thế nữa.”

Có một vài suy đoán cho rằng: "Amazon Go" sẽ được giới thiệu và áp dụng tại sân bay. Slogan của Amazon Go “No Lines, No Checkout” dường như được xem là một ý tưởng phù hợp với môi trường sân bay.

(Amazon Go là khái niệm về cửa hàng bán lẻ mới của Amazon được trang bị công nghệ hiện đại, cho phép người mua chỉ việc lấy đồ ra khỏi kệ và bước ra ngoài. Công nghệ cho phép Amazon thanh toán tiền sản phẩm tự động, và người mua hàng sẽ không phải dừng lại một giây nào để trả tiền. Không còn phải xếp hàng thanh toán, và cũng không còn phải chờ đợi gì nữa.)

Nguồn Future Travel Experience

Dịch bởi: mvvacademy

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.