[Guinea Xích đạo] Để không ai bị bỏ lại phía sau

Trước thời gian cấp bách cho nhiệm vụ thực hiện chuyến bay giải cứu 219 công dân ở Guinea Xích đạo, ngay lập tức Trung tâm bảo dưỡng Ngoại trường Hà Nội đã lên phương án hành động. Đến nay, mọi công tác từ nhân sự đến chuẩn bị vật tư, dụng cụ khí tài đã được lên phương án kỹ lưỡng nhất, sẵn sàng cho hành trình đặc biệt này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đó là chia sẻ của anh Lê Trung Dũng – Kỹ sư VAECO, làm công tác điều phối chuyến bay tại Việt Nam trước sự chuẩn bị gấp rút nhưng đầy cẩn trọng của những CRS.

alt text
Từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, Trung tâm bảo dưỡng Ngoại trường Hà Nội đã thực hiện nhiều chuyến bay giải cứu công dân (Ảnh: VAECO).

Khẩn trương hành động

Từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, Trung tâm bảo dưỡng Ngoại trường Hà Nội đã thực hiện nhiều chuyến bay giải cứu công dân. Với tinh thần trách nhiệm cao nhất, Trung tâm luôn lên các phương án chi tiết và phù hợp cho từng chuyến bay.

“Sau nhiều chuyến giải cứu, các CBNV của Trung tâm xem việc thực hiện chuyến bay giải cứu là nhiệm vụ thường ngày và xác định sẽ còn kéo dài vì tình hình dịch dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp với số người nhiễm ngày càng tăng”, anh Lê Trung Dũng – Kỹ sư VAECO chia sẻ. 

alt text
Trung tâm phải bàn bạc, lên phương án kỹ lưỡng và chi tiết để đáp ứng được mọi tình huống,… (Ảnh: VAECO).

Ngay khi nhận được thông tin về chuyến bay đến Guinea Xích đạo, Lãnh đạo Trung tâm bảo dưỡng Ngoại trường đã đưa ra để bàn bạc về tính chất, mức độ nguy hiểm của chuyến bay. Xác định đây là hành trình đặc biệt hơn các hành trình giải cứu trước đó vì thời gian bay quá dài, hơn quá nửa hành khách dương tính với virus Sars-CoV-2 nên Trung tâm phải bàn bạc, lên phương án kỹ lưỡng và chi tiết để đáp ứng được mọi tình huống, đảm bảo an toàn tối đa cho cả hành khách cùng CBNV.

Đối với những chuyến bay giải cứu VNA đã thực hiện trước đó, Trung tâm lập lịch bay cho các nhân viên CRS bay theo tàu đối với từng loại máy bay A350, B787, A321 tương ứng với lịch bay của hành trình.

Riêng với chuyến bay giải cứu công dân từ Guinea Xích đạo về nước, Trung tâm đã đưa ra phương án nếu đổi tàu bay thì cũng có CRS sẵn sàng bay theo tàu để chủ động trong mọi tình huống. Đối với mỗi loại tàu bay, Trung tâm bảo dưỡng Ngoại trường Hà Nội chuẩn bị 1 tổ nhân sự chính thức (1 CRS B1 và 1 CRS B2)  bay theo tàu bay và 1 tổ  dự bị.

alt text
… đảm bảo an toàn tối đa cho cả hành khách cùng CBNV (Ảnh: VAECO).

Việc chuẩn bị khí tài mang đi cũng được đặc biệt quan tâm. Trung tâm đã cử 2 cán bộ có kinh nghiệm về tàu A350, đã bay phục vụ các chuyến chuyên cơ chuẩn bi khí tài, gọi là VIP kit là Nguyễn Tiến Đô (phó phòng kỹ thuật) và Lê Hoài Nam (Đội phó đội bảo dưỡng 2). 2 cán bộ này đã phối hợp tìm hiểu sân bay ở Guinea Xích đạo và thêm một số khí tài, vật tư, dụng cụ đi theo tàu vì sân bay ở Guinea Xích đạo hầu như không có hỗ trợ cho tàu bay A350.

Tinh thần chiến binh tiếp tục tỏa sáng

Luôn mang tinh thần “chiến binh Sen vàng”, việc chuyến bay có nhiều hành khách đã nhiễm bệnh cũng không khiến CBNV của Trung tâm quản ngại hay lùi bước trước nguy cơ lây nhiễm cao. Chỉ sau vài phút thông báo kêu gọi tham gia thực hiện chuyến bay giải cứu 219 công dân ở Guinea Xích đạo được đưa ra, đã có rất nhiều cán bộ, Đảng viên, và nhân viên tự nguyện đăng ký bay theo tàu, trong đó có rất nhiều CRS đã đi giải cứu lần 1, lần 2. Theo anh Lê Trung Dũng, cán bộ điều phối thì đây là kết quả mà đến lãnh đạo Trung tâm cũng bất ngờ và cảm thấy tự hào.

alt text
2 CRS của TT tham gia chuyến bay đón công dân từ Guinea Xích đạo – anh Vũ Linh (bên trái) và anh Nguyễn Tiến Hoàng  (bên phải) (Ảnh: VAECO).

Với tinh thần không ngại hiểm nguy đó, rất nhanh chóng, Trung tâm đã chọn ra được những người phù hợp cho chuyến bay. Trong đó, 2 kỹ sư đăng ký đầu tiên và có nhiều kinh nghiệm thực hiện các chuyến bay giải cứu trước là Vũ Linh – CRS B1 A350 và Nguyễn Tiến Hoàng – CRS B2 A350 đã được lựa chọn đầu tiên. Ngoài các nhân viên chính thức, Trung tâm cũng chuẩn bị bị 2 đội dự bị để sẵn sàng khi có phương án thay đổi hay bổ sung.

Nói về lý do biết nguy cơ lây nhiễm cao nhưng vẫn tự nguyện đăng ký tham gia, Vũ Linh hào hứng cho hay “em chưa lập gia đình nên tự do, sức khỏe tốt, về có cách ly cũng không ảnh hưởng bằng các CRS khác đã có gia đình”. Còn Nguyễn Tiến Hoàng thì tự tin: “Em có sức khỏe tốt, con cũng đã lớn và có kinh nghiệm đi giải cứu nên các anh cứ để em đi”.

alt text
“Với một số người xem chuyến bay giải cứu công dân ở Guinea Xích đạo là nguy cơ, nguy hiểm nhưng trong ánh mắt và lời nói của những nhân viên CRS đăng ký bay theo tàu, đặc biệt là hai em Linh và Hoàng, đó không chỉ là nhiệm vụ mà cũng là vinh dự khi được phụng sự vì sứ mệnh của Hãng hàng không Quốc gia, để không ai bị bỏ lại phía sau” (Ảnh: NVCC).

Nói về Trung tâm bảo dưỡng Ngoại trường Hà Nội, anh Lê Trung Dũng khẳng định: “Tất cả CBNV càng chịu áp lực trong công việc thì lại càng chia sẻ với nhau nhiều hơn. Với một số người xem chuyến bay giải cứu công dân ở Guinea Xích đạo là nguy cơ, nguy hiểm nhưng trong ánh mắt và lời nói của những nhân viên CRS đăng ký bay theo tàu, đặc biệt là hai em Linh và Hoàng, đó không chỉ là nhiệm vụ mà cũng là vinh dự khi được phụng sự vì sứ mệnh của Hãng hàng không Quốc gia, để không ai bị bỏ lại phía sau”.

Đến nay, Trung tâm đã sẵn sàng mọi công tác cho chuyến bay đến Guinea Xích đạo. Chuyến bay rồi sẽ lại cất cánh và trở về an toàn với ánh mắt hạnh phúc của đồng bào khi được trở về quê hương sau bao ngày mong ngóng. Nhưng hơn hết đó là tinh thần không ngại khó, không ngại hiểm nguy, sẵn sàng nhận về mình phần gian khó khi “Tổ Quốc gọi tên” của những CBNV như Hoàng, Linh,… Đó là tinh thần chiến binh, là “doping” để những chú “chim sắt” của VNA vững vàng vượt qua mọi sóng gió, tiến về phía trước.

CTV Minh Ngọc

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.