[Góc sáng kiến] Thống kê khách tự check-in: Bắt nguồn từ luân chuyển công tác

Sau khi được luân chuyển sang Phòng Trải nghiệm khách hàng, chị Trần Thị Thu Hằng, Phòng Khai thác sân bay, Ban DVHK đã nảy ra giải pháp thống kê số lượng hành khách tự check-in, giúp các đồng nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trò chuyện cùng VNA Spirit, chị Hằng hào hứng chia sẻ về giải pháp này.

Chị Trần Thị Thu Hằng, chia sẻ về giải pháp thống kê số lượng hành khách tự check-in, giúp các đồng nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức. (Ảnh: NVCC).

Thưa chị, từ đâu chị này ra ý tưởng về giải pháp ứng dụng thống kê khách sử dụng các hình thức tự check-in?

Mình gia nhập VNA từ năm 2004 và đã có 14 năm làm công tác xử lý dịch vụ đặc biệt và hệ thống làm thủ tục hành khách (DCS & SSR).

Năm vừa qua, mình có một năm được luân chuyển sang Phòng Trải nghiệm khách hàng, nhờ đó, mình hiểu và học được nhiều về số liệu cũng như phân tích số liệu. Tháng 7/2019, mình quay trở về công việc trước đây là DCS & SSR. Tại thời điểm này, việc làm số liệu khách tự làm thủ tục để phục vụ giao ban Khối do người khác phụ trách. Tuy nhiên, việc lấy số liệu gặp trục trặc do người tiền nhiệm chuyển công tác sang bộ phận khác và ứng dụng thống kê trước đó chỉ chạy được trên hệ điều hành Window phiên bản cũ. 

Với phiên bản Window mới TCT vừa triển khai cài đặt, ứng dụng này không hoạt động do không có sự tương thích. Tại thời điểm đó việc lấy số liệu dường như bế tắc, chưa có giải pháp thay thế. Thấy các bạn loay hoay và gặp khó khăn, mình cảm thấy bị thôi thúc phải làm cho bằng được vì trong thời gian làm về trải nghiệm khách hàng, mình được học và sử dụng phần mềm SPSS (phần mềm chuyên về thống kê). Do đó, khi nghe thấy từ “thống kê” là không thể khoanh tay đứng nhìn. 

Vậy quá trình triển khai ý tưởng của chị diễn ra như thế nào?

Sau khi tìm được nguồn dữ liệu đầu vào, mình chạy dữ liệu và phân tích thử trên SPSS. Bằng các lệnh syntax, chỉ mất nửa ngày là ra được số liệu như mong muốn kèm theo cả biểu đồ. Tuy nhiên, khi phải hướng dẫn cho người khác, tự bản thân thấy có gì đó còn chưa ổn vì cách làm này vẫn hơi thủ công, ngoài ra để hiểu và ứng dụng SPSS cũng cần có thời gian.  

Mình trăn trở khá nhiều và muốn công việc trở nên đơn giản hơn, theo xu hướng IT một chút. Chợt nhớ ra là bên mình đang sử dụng phần mềm Thống kê Dịch vụ đặc biệt do AITS viết, mình bắt đầu ngồi xem các trường dữ liệu, cách thức thống kê… Với kinh nghiệm làm hệ thống check in kết hợp với phân tích dữ liệu, một giải pháp mới đã xuất hiện.

Sau khi trao đổi với anh Nguyễn Văn Hào – AITS về ý tưởng của mình, anh Hào đã ủng hộ và hỗ trợ rất nhiệt tình. Quá trình thực hiện phương án này mất một vài tuần để bổ sung, điều chỉnh và kiểm tra độ chính xác của dữ liệu. Cuối cùng, ý tưởng cũng đã trở thành hiện thực. Người dùng chỉ cần truy cập vào đường link, nhập các thông tin đầu vào và số liệu chỉ có sau một vài “nốt nhạc”.

Chị có gặp khó khăn nào trong quá trình triển khai ứng dụng này không?

Quá trình triển khai không có khó khăn gì, vì thao tác rất đơn giản, dễ hiểu.

alt text

Giao diện ứng dụng thống kê khách tự làm thủ tục. (Ảnh: NVCC).

Giải pháp đã hỗ trợ cho chị và đồng nghiệp như thế nào trong công tác thống kê?

Việc thống kê trở nên rất dễ dàng, thuận tiện, online đối với tất cả mọi người. Ai cũng có thể làm được và hơn nữa là tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí (không cần phải làm một phần mềm riêng).

Chị có mong muốn hay kế hoạch gì để phát triển ứng dụng này hơn nữa trong thời gian tới?

Mình mong muốn chương trình có thể tích hợp thêm chức năng tra cứu history thông tin chuyến bay và hành khách. Ví dụ nhập số vé điện tử có thể tìm ra tên khách, chuyến bay, số ghế đã check in, hoặc nhập tên khách để biết số ghế và ngược lại. Đây là công việc mà mình vẫn thường hỗ trợ các đơn vị, đặc biệt là phần điều tra khiếu nại. Nếu chức năng này hoàn thiện, mọi người có thể thực hiện tra cứu một cách dễ dàng.

Giải pháp hay sáng kiến đôi khi rất đơn giản trong công việc hàng ngày, vậy theo chị làm sao để mỗi thành viên VNA nâng cao sự chủ động, tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong công việc?

Điều quan trọng nhất đó là tinh thần chủ động, sáng tạo và không ngừng học hỏi. Hãy tự đặt ra cho mình câu hỏi đối với mỗi công việc mình làm là việc này có thể làm bằng những cách nào và cách nào là tối ưu.

Xin cảm ơn những chia sẻ của chị. 

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.