Chuyện nghề của cô gái ‘Kiểm soát chuyến bay’

Với công việc hiện tại, chị Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết :“Kiểm soát chuyến bay là công việc của sự tỉ mỉ, cẩn thận, và chủ động, đòi hỏi phải xử lý nhanh với tinh thần trách nhiệm cao”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
Chị Nguyễn Thị Bích Thủy – Cô gái gắn bó với nghề “Kiểm soát chuyến bay”. (Ảnh: NVCC).

Từ công việc bán vé đến kiểm soát chuyến bay

“Tôi học chuyên ngành Du lịch tại ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, ra trường được vào làm ở phòng vé của VNA CNMB cảm thấy hãnh diện lắm”, chị Thủy nhớ lại. Trong 10 năm đầu, từ 2004-2014, cô gái sinh năm 1980 làm ở quầy vé số 1 Quang Trung, Hà Nội. Chị luôn nhớ những kỷ niệm vui khi đem các kiến thức được học để tư vấn cho khách hàng về các điểm du lịch tại điểm đến của VNA.

Từ năm 2014, chị được chuyển sang công tác tại bộ phận Trợ giúp đại lý. Đến đầu năm 2019, chị lại được luân chuyển về Nhóm kiểm soát chuyến bay. Dù ở bộ phận nào chị cũng đều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiêm cao và luôn nhiệt tình hỗ trợ đồng nghiệp khác.

alt text
Chị Thuỷ luôn nhớ những kỷ niệm vui khi đem các kiến thức được học để tư vấn cho khách hàng. (Ảnh: NVCC).

Với công việc hiện tại, chị cho biết :“Kiểm soát chuyến bay là công việc của sự tỉ mỉ, cẩn thận, và chủ động, đòi hỏi phải xử lý nhanh với tinh thần trách nhiệm cao”. Nhóm chị hiện có 10 người, trong đó có 3 nam. “Công việc của chúng tôi là liên tục kiểm tra các điện văn, xử lý thay đổi lịch bay, rà soát các chuyến bay để phát hiện kịp thời các trường hợp bất thường, hủy các chỗ không sử dụng hay đặt khống nhằm tăng khả năng bán cho VNA, hỗ trợ chỗ cho mạng bán”, chị giải thích. Bên cạnh đó, các anh, chị KSCB còn phải chủ động kiến nghị mở bán, tăng/giảm tải kịp thời phù hợp với tình hình thực tế nhằm tối đa doanh thu cho các chuyến bay của VNA.

alt text
Chị chia sẻ “Có khi chuyến bay bị trễ, chúng tôi phải thức xuyên đêm để đặt lại vé cho cả trăm hành khách”. (Ảnh: NVCC).

Theo chị Thủy, đây là một nghề chứa đựng nhiều “rủi ro” bởi chỉ cần sơ sót một chút thôi là sẽ có thể ảnh hưởng đến khách hàng cũng như chất lượng dich vụ của Hãng.

“Có khi chuyến bay được đẩy giờ khởi hành sớm, chúng tôi phải kịp thời thông báo cho hành khách để khỏi bị nhỡ chuyến. Đặc biệt, các chuyến có hành khách nối chuyến, nếu có sự cố về trễ, chúng tôi phải chuẩn bị phương án đặt chuyến bay khác cho khách”, chị giải thích và kể thêm, có chuyến, các chị phải thức nguyên cả đêm để đặt chỗ và phối hợp với các đơn vị khác xuất lại vé cho cả trăm hành khách.

Việc thông báo thay đổi lịch bay tới khách hàng đôi khi gặp nhiều khó khăn do không phải khách nào cũng có điện thoại hay địa chỉ email. Vì vậy, công việc của các chị phải liê tục phối hợp với nhiều đơn vị trong và ngoài nước để cùng hỗ trợ khách.  

Do đặc thù công việc, nên nhóm chị Thủy luôn phải đảm bảo trực 24/7. Mỗi chuyên viên sẽ được phân công đảm nhiệm một số đường bay, nhưng ca trực ngoài giờ hành chính thì sẽ phải xử lý hết tất cả các phát sinh của tất cả đường bay xuất phát từ Hà Nội. 

“Khối lượng công việc rất nhiều, có khi đang xử lý việc này đã có việc khác phát sinh, nên chúng tôi luôn phải ghi chép cẩn thận hoặc cập nhật vào máy tính để khỏi quên”, chị kể về “bí quyết” công việc. “Và do tất cả chúng tôi đều tự chịu trách nhiệm về đường bay của mình nên ai cũng làm việc với tinh thần chủ động cao nhất”. 

Sự chu đáo, cẩn thận, chủ động đã ăn sâu vào chị Thủy suốt 15 năm gắn bó với CNMB, và nhờ các đức tính đó cùng thành tích lao động trong năm 2018, chị vừa vinh dự được Công đoàn ngành GTVT tuyên dương và tặng bằng khen. 

alt text
alt text

Sự chu đáo, cẩn thận, chủ động đã ăn sâu vào chị Thủy suốt 15 năm gắn bó với CNMB. (Ảnh: NVCC).

Giữ lửa yêu nghề

“Cứ mỗi chuyến tính trung bình là 200 hành khách, cứ thế mà nhân lên để biết khối lượng công việc mà nhân viên kiểm soát chuyến bay phải thực hiện nhiều như thế nào và chúng tôi cũng cảm thấy rất vui nếu mỗi chuyến bay được xử lý hiệu quả thì sẽ tạo cơ hội cho khách mua được vé của VNA nhất là giai đoạn cao điểm hoặc thông báo kịp thời cho khách hàng không bị lỡ kế hoạch ”, chị cười, nói. Tuy công việc cũng khá vất vả và áp lực nhưng được các bạn đồng nghiệp cùng nhóm đều rất hòa đồng và cũng hỗ trợ nhau mỗi khi công việc xảy ra dồn dập.

Cứ mỗi chuyến tính trung bình là 200 hành khách, cứ thế mà nhân lên để biết khối lượng công việc mà nhân viên kiểm soát chuyến bay phải thực hiện nhiều như thế nào và chúng tôi cũng cảm thấy rất vui nếu mỗi chuyến bay được xử lý hiệu quả thì sẽ tạo cơ hội cho khách mua được vé của VNA nhất là giai đoạn cao điểm hoặc thông báo kịp thời cho khách hàng không bị lỡ kế hoạch ”.

Theo chị Thủy, các công việc bán vé, kiểm soát gần như “gắn chặt cán bộ vào bàn làm việc” nên dễ mắc các chứng bệnh văn phòng như đau vai gáy, thoái hóa cột sống, cận thị… mà dù có chăm luyện tập thể thao cũng khó tránh khỏi. Ngoài ra, làm những việc này lâu cũng dễ phát sinh tâm lý nhàm chán. Do đó, chi nhánh thường tạo điều kiện cho CBNV luân chuyển công việc để tạo động lực và phát huy tính sáng tạo. Mặc dù vậy, chị vẫn cảm thấy ngưỡng mộ những đồng nghiệp đã làm nghề kiểm soát chuyến bay suốt 15 năm qua.

Dù xử lý hàng chục chuyến bay mỗi ngày, giao tiếp với hàng nghìn hành khách, nhưng lượng sự cố hay phàn nàn của khách hàng với chị Thủy cũng như tổ của chị là rất ít. “Bí quyết là ở thái độ cầu thị và chân thành, mong khách hàng cảm thông, sẽ giảm được sự khó chịu của họ”, chị chia sẻ.

Chị cho rằng, tình cảm thân thiết, gần gũi của CBNV CNMB với nhau và lòng yêu nghề đã giúp chị và các đồng nghiệp gắn bó với công việc đến vậy. 

alt text
Gắn bó với nghề 15 năm qua, chị chia sẻ “Làm trong ngành phục vụ hành khách, thái độ giao tiếp với khách là yếu tố quan trọng nhất”. (Ảnh: NVCC).

Chị Thủy cũng cảm thấy hài lòng với các chế độ, chính sách của VNA và của chi nhánh. “Mấy năm trước, cán bộ thâm niên trên 10 năm như chúng tôi đều được 8 vé ID90 mỗi năm, nên cả gia đình đi chơi thoải mái, từ năm nay lại được tăng lên thành 10 vé”, chị khoe. Ngoài ra, chị cũng rất háo hức với các chuyến “Tour Công đoàn” của VNA tổ chức, với mức hỗ trợ chi phí cho nhân viên tới 7 triệu đồng nhờ đó, khuyến khích CBNV ngày càng gắn bó với đơn vị.

Dù công việc bận rộn, nhưng chị Thủy cũng như các đồng nghiệp luôn thích thú với các hoạt động do công đoàn chi nhánh tổ chức, như các buổi chợ quê, thi cắm hoa, nấu ăn hay dã ngoại vào các dịp 8/3, 20/10. 

Nhiều người hay trêu rằng, nhờ CNMB mà chị Thủy mới làm quen với ông xã, người từng làm cán bộ CNTT của đơn vị. Hai anh chị hiện có hai bé trai 9 tuổi và 6 tuổi. Do công việc bận rộn và con nhỏ, thời gian của chị dành cho riêng mình rất ít. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hiếm hoi ấy, chị vẫn luôn giành một phần lớn cho tình yêu may vá, làm tranh, thiệp mừng bằng giấy cuốn. Chị chia sẻ rằng các công việc này tuy là “tay ngang” nhưng chị vẫn đam mê học hỏi vì chúng có thể giúp chị giảm căng thẳng, mệt mỏi và “Thật vui mỗi khi hoàn thành sản phẩm và được mọi người khen đẹp”, chị cười nói.

CTV Tiên Long

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.